banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: Đoàn TNCS HCM & Hội Sinh viên
Gửi lúc 31/01/2013, 03:01 PM
Chủ đề này đã có 1466 lượt đọc và 2 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên mới
Tham gia: 12:28, 30/01/2013
Bài gửi: 1
Được cảm ơn: 0 lần
Người mẹ tốt hơn người thầy tốt - Sách hay dành tặng mẹ
Thông tin mua bán Liên Hệ:

Một cuốn sách mà mình tâm đắc. Nó là món quà ý nghĩa dành tặng các bà mẹ để bổ sung vào kiến thức giao dục con của mình. Nếu mà so sách với Phương án 0 Tuổi và Em phải đến Hardvard học kinh tế thì mình thích cuốn này hơn. Đơn giản là vì tính thực tế cao, dễ áp dụng trong việc dạy con.

Các bạn thử lướt qua một mẩu chuyện sẽ thấy rất thú vị mà hiệu quả


Nếu biến việc học thành một viên sôcôla nhân rượu, có trẻ nào không thích không? Nếu biến việc học thành một viên thuốc đắng, làm sao trẻ thích được?

Tôi phát hiện ra rằng, chơi trò “mở cửa hàng” với con là một hoạt động rất tốt, thông qua trò chơi dạy cho trẻ học được cách cộng trừ nhân chia, có thể giúp trẻ rèn luyện khả năng tính toán một cách hiệu quả, là phương pháp học “học mà chơi, chơi mà học” thực thụ.

Năm Viên Viên bốn tuổi, có một thời gian tôi dạy con học toán, lúc đầu là áp dụng phương pháp đếm ngón tay để làm các phép tính như “2+3” bằng mấy. Lúc đầu Viên Viên cũng rất thích, nhưng chơi một thời gian dài liền tỏ ra chán. Tôi liền nghĩ, có cách nào để cho trẻ vừa học được cách tính toán lại vừa có hứng thú?

Hồi đó trong khu dân cư còn chưa xuất hiện siêu thị, thông thường tại các điểm dân cư đều có một, hai “cửa hàng nhỏ”, Viên Viên rất thích vào cửa hàng cùng tôi để mua đồ. Mỗi lần đi tôi đều cho Viên Viên nói với chủ cửa hàng cần mua gì, đồng thời đưa tiền cho chủ cửa hàng. Lúc đó chỉ là để cho con học được cách làm việc, học được cách giao tiếp với người khác một cách tự nhiên. Không ngờ điều này đã khiến cho bé có được khái niệm về tác dụng của đồng tiền ngay từ khi còn rất nhỏ.

Một lần tôi và Viên Viên đi mua hàng về, ánh mắt bé lộ rõ vẻ hâm mộ, nói lớn lên sẽ mở cửa hàng. Tôi hỏi tại sao, bé liền nói chúng ta mua đồ phải trả tiền, còn người bán hàng lại không phải trả tiền. Sau đó tôi phát hiện ra con gái cùng các bạn nhỏ hàng xóm chơi trò mở cửa hàng, đóng vai khách hàng và chủ, người đóng vai chủ cửa hàng tỏ ra rất đắc ý. Xem ra bé rất muốn làm chủ cửa hàng, vì thế tôi đã nghĩ ra trò chơi mở cửa hàng với bé.

Viên Viên đóng vai chủ quầy, còn tôi và ông xã đương nhiên là khách hàng. Chúng tôi lấy một số đồ dùng quây thành một “quầy hàng nhỏ”cho bé, đồng thời bày lên các loại “hàng hóa”, hàng hóa có cái là thật, có cái chỉ mang tính tượng trưng (ví dụ loại kem mà bé thích ăn nhất thì phải tìm vật thay thế), chỉ cần bé hiểu là được, sau đó chúng tôi thay phiên nhau ghé thăm cửa hàng của bé.

Chúng tôi chăm chú ngắm nhìn hàng hóa của Viên Viên, lựa chọn sẽ mua cái gì, hỏi bé bao nhiêu tiền, có lúc còn trả giá. Lúc trả tiền, thông thường đều phải tìm tiền lẻ để trả lại, ví dụ mua một chiếc đũa sáu hào, thông thường chúng tôi sẽ đưa cho bé một tệ, như thế bé sẽ phải trả lại bốn hào.

Lúc đầu đều là bé định giá, trẻ nhỏ định giá, cho dù lớn hay nhỏ đều là số tiền chẵn và đơn giản, ví dụ một tệ , hai trăm tệ. Thông thường Viên Viên không thích dùng những mức giá như “một tệ tư” hay “hai trăm lẻ ba tệ” để làm khó mình.

Sau nhiều lần chơi, chúng tôi liền lén kéo bé về với các phép tính phức tạp hơn.
Ví dụ lúc đầu một que kem có giá một tệ, chúng tôi gợi ý rằng, mấy ngày hôm nay kem lên giá rồi, mỗi que một tệ hai, ở đây con có muốn tăng giá không, tăng giá mỗi que lãi thêm được hai hào nữa. Sau đó chúng tôi đưa cho bé hai tệ hoặc năm tệ, như thế phép tính của bé đã phức tạp hơn.

Lúc đầu Viên Viên không thích cách định giá có số lẻ này, nó khiến bé cảm thấy rắc rối khi tính toán. Tôi liền đưa bé ra cửa hàng mua đồ, bảo bé chú ý xem mức giá của các loại hàng hóa về cơ bản đều có số lẻ, và thế là “giá bán” của Viên Viên bắt đầu có số lẻ.

Độ khó của các phép tính khi bán hàng dần được nâng lên, cần phải quá độ một cách tự nhiên, như thế sẽ giữ được hứng thú cho trẻ.

Lúc đầu chúng tôi thường chơi phép cộng trừ trong phạm vi một trăm, sau đó lại kiến nghị bé, cho rằng một số đồ nào đó cần phải rất đắt, có thể định giá đến ba trăm, năm trăm tệ. Theo những gì tôi nhớ, năm bốn tuổi, Viên Viên đã có thể làm được phép tính cộng trừ trong phạm vi năm trăm, điều này cơ bản được học từ việc “bán hàng”.

Trò chơi mở cửa hàng được chơi đến khi Viên Viên học lớp hai, lớp ba. Khi cô bé học phép nhân và phép chia, tôi liền lén bổ sung thêm một số kiến thức trong trò chơi, ví dụ một chiếc bút chì chín hào, tôi yêu cầu mua liền một lúc tám chiếc, hoặc là một gói bánh giá bốn tệ, bên trong có mười cái, còn tôi chỉ muốn mua ba cái. Như thế, cô bé phải vận dụng kiến thức nhân chia của mình để tính toán.

Quá trình “bán hàng” chính là quá trình trẻ không ngừng làm các “đề ứng dụng”, điều này rất có lợi cho việc gợi mở khả năng toán học cho trẻ. Giáo dục toán học không nên kéo ngay trẻ vào các con số trừu tượng, không nên lấy những phép tính khô khan để làm khó con trẻ. Phải để cho trẻ cảm nhận được con số qua trò chơi, để chúng cảm nhận được rằng tính toán không phải là những thứ trừu tượng, mà là những thứ hữu dụng tồn tại trong cuộc sống quanh ta, có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống thường nhật của chúng ta.

Khi Viên Viên học lớp một, lớp hai, trong lúc các bạn khác đang phải vật lộn giữa những con số trừu tượng, cô bé vừa nhìn đã biết ngay cách giải, cảm thấy những đề toán đó quá đơn giản.

Học hết lớp hai Viên Viên liền nhảy cóc lên lớp bốn, lúc đó ban giám hiệu của trường có phần lo lắng. Nói năm lớp ba là năm quan trọng, nội dung học trong năm lớp ba khá khó, đặc biệt là môn toán. Và thế là tôi tìm hai cuốn sách toán lớp ba tập một và tập hai, bỏ ra mười ngày học hết với Viên Viên, Viên Viên nắm bài rất tốt, sau khi vào học thi cùng với một số bạn đã từng học toán lớp ba, điểm của cô bé cao nhất.

Không phải Viên Viên là thiên tài đặc biệt gì, mà là những kiến thức có liên quan đã được cô bé sử dụng từ lâu khi “mở cửa hàng”. Việc phải vắt óc khi làm “chủ cửa hàng” đã khiến khả năng tư duy toán học của cô bé được nâng lên rõ rệt, khi học sẽ cảm thấy vô cùng nhẹ nhàng.

Trẻ em có bản tính thích mô phỏng cuộc sống của người lớn. Tôi còn nhớ hồi nhỏ thường chơi đồ hàng, rất vui. Tôi nghĩ, chắc chắn cảm giác của Viên Viên khi “mở cửa hàng” cũng giống cảm giác của tôi khi chơi đồ hàng, chỉ có điều cô bé không biết trong quá trình chơi mình đã học được cách tính toán.

Vì thế, tại sao học tập cứ buộc phải “khổ”? Học tập cũng có thể tiến hành trong niềm vui. Hơn nữa, học tập được tiến hành trong niềm vui sẽ giúp trẻ học tốt hơn. Chúng ta đều mong muốn con em mình thích học, nếu biến việc học thành một viên sôcôla nhân rượu, có trẻ nào không thích không? Nếu biến việc học thành một viên thuốc đắng, làm sao trẻ thích được?

Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt     quà tặng dành cho những người mẹ
 
Liên hệ mua sách: YM: thao_sbk

 


-Phương án 0 tuổi - Chia sẻ kiến thức nuôi dậy con
Gửi lúc 01/02/2013, 10:31 AM
 
avatar
rank
Thành viên mới
Tham gia: 10:28, 01/02/2013
Bài gửi: 5
Được cảm ơn: 0 lần
Mình sẽ đặt mua quyển này :)
_______________
Tour du lịch hạ long sapa 5 ngày
Lần sửa cuối bởi lucasgrabeel9xx - 01/02/2013 lúc 10:43 AM - Lý do:
Gửi lúc 28/08/2013, 02:21 PM
 
avatar
rank
Thành viên mới
Tham gia: 02:22, 17/06/2013
Bài gửi: 30
Được cảm ơn: 0 lần
 Cuốn sách này rất hay à :)


----------------------------
ionline 206 | nikon d3200 discounts
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong