Thành viên mới
Tham gia: 10:03, 10/05/2013
Bài gửi: 10
Được cảm ơn: 0 lần
|
Hãng Apple đã tạo ra iPhone như thế nào?
Đây là câu chuyện làm thế nào Apple đã “tái phát minh” ra điện thoại di động. Những nét chính đã được kể khá nhiều trước đây, nhất là trong cuốn hồi ký của Steve Jobs.
Nhưng trong vụ kiện với samsung vừa kết thúc tháng trước với kết cục thắng lợi nghiêng về apple đã tiết lộ thêm nhiều thông tin về quá trình phát minh này, những thông tin mà apple phải miễn cưỡng công bố vì yêu cầu của tòa án. Theo đó, công chúng có thể thấy được hình ảnh của nhiều mẫu thiết kế sơ khởi về iphone và ipad, cũng như nhiều email nội bộ giải thích những lãnh đạo và nhà thiết kế của apple giải quyết các khó khăn thách thức khi thiết kế iphone. Đồng thời những lời khai của các lãnh đạo apple giải thích tại sao iphone là một canh bạc cũng được công khai.
iPhone ra đời vì không có điện thoại nào đủ tốt
Giống như nhiều phát minh của công ty Apple, việc tạo ra iPhone không phải bắt đầu từ một tầm nhìn, mà là từ một vấn đề. Đến năm 2005, doanh thu của iPod đã vượt qua máy tính Mac trở thành nguồn thu lớn nhất của Apple, nhưng chiếc máy nghe nhạc này, vốn là sản phẩm đã cứu Apple khỏi bờ vực phá sản, đang phải đối diện với một mối đe dọa thực sự: điện thoại di động. Ai cũng mang theo mình một chiếc máy di động, và nếu một công ty sản xuất điện thoại nào đó có thể đưa ứng dụng nghe nhạc vào máy điện thoại một cách đơn giản và hấp dẫn, “điều này có thể biến iPod trở nên không cần thiết”, người sáng lập ra công ty Apple Steve Jobs cảnh báo điều này với ban quản trị của Apple trong cuốn hồi ký của mình.
Thật may mắn cho Apple, hầu hết điện thoại trên thị trường khi đó đều quá tệ. Jobs và các lãnh đạo Apple khác thường rất bực mình về những chiếc điện thoại của mình. Những chiếc điện thoại đơn giản nhất thì không làm gì khác hơn là thực hiện cuộc gọi, và mỗi khi thêm vào một chức năng nào đó, chiếc điện thoại càng thêm phức tạp khó dùng. Cụ thể, điện thoại di động “khi đó không tốt chút nào nếu xem đó là một thiết bị giải trí”, trưởng khối marketing lâu đời của Apple Phil Schiller đã phát biểu như vậy trong phiên tòa kiện về bản quyền với Samsung. Những chiếc điện thoại trong thời kỳ 2005 rất ít thuận tiện để nghe nhạc hay xem phim, muốn thưởng thức chúng, người dùng phải thực hiện rất nhiều thao tác với nhiều màn hình và phím bấm để có thể kích hoạt được những ứng dụng này.
Tất cả những khó khăn đó đều bắt nguồn từ một vấn đề cơ bản - chúng không có cách thức thuận tiện để nhận thao thác của người dùng. Những bàn phím cứng như BlackBerry chỉ thích hợp để gõ văn bản, hoàn toàn không phù hợp để điều khiển các màn hình và tác lệnh. Về lý thuyết, điện thoại di động với màn hình chạm thực hiện khá tốt điều này nhưng trên thực tế lúc đó, chúng rất khó dùng. Các màn hình cảm ứng chạm khi đó không hoạt động tốt với việc chạm bằng ngón tay, phải dùng đũa điều khiển, và như vậy cần tới hai tay (một giữ điện thoại, và một cầm đũa chạm). Không ai có thể thích một máy nghe nhạc cầm tay lại yêu cầu dùng đến hai tay để điều khiển.
Chính Apple phải “tiêu diệt” iPod
Theo những quy luật thông thường trong kinh doanh, nhiều người tin rằng đây là một thiết bị không nên được phát minh ra!!! Trong bối cảnh iPod là một sản phẩm chính và phổ biến nhất của Apple, Apple đáng ra phải là công ty cuối cùng trên trái đất tạo ra một thiết bị mà mục đích rõ ràng của nó là loại bỏ máy nghe nhạc cầm tay. Những lãnh đạo Apple nhận thức rằng một ngày nào đó, khi những nhà sản xuất điện thoại khác cũng giải quyết được vấn đề giao diện, tạo ra được một thiết bị đa dụng có thể gọi điện, nghe nhạc, xem phim và mọi thứ khác, thiết bị đó sẽ lấy đi “nồi cơm” của iPod. Cơ hội duy nhất để ngăn chặn khả năng này xảy ra đó là Apple chính mình phải phát minh ra thiết bị “tiêu diệt” iPod (iPod killer) đó. Không chỉ vậy, lãnh đạo Apple còn xem sản xuất điện thoại là một cơ hội để thực hiện một sự sáng tạo thật sự. “Chúng tôi muốn tạo ra một chiếc điện thoại cho chính bản thân mình, chiếc điện thoại mà chúng tôi sẽ yêu quý”, theo lời khai của Scott Forstall, người đứng đầu bộ phận phát triển hệ điều hành cho iPhone.
Vấn đề là làm sao để làm được. Khi Steve Jobs công bố iPhone lần đầu tiên năm 2007, ông đưa ra một hình ảnh về một chiếc iPod có vòng quay số điện thoại thay cho vòng quay di chuyển click chọn bài như vốn có của chiếc iPod. Đó chỉ là một hình ảnh hài hước, nhưng thật ra nó không khác nhiều với những ý tưởng ban đầu của Apple về một chiếc điện thoại. Vòng quay click là một giao diện tuyệt vời đã giúp iPod thành công với những tính năng rất đơn giản và tiện lợi trong việc di chuyển giữa các danh sách cũng như chọn bài hát. Vậy thì, tương tự như vậy, tại sao không dùng nó để thực hiện cuộc gọi?
Năm 2005, Tony Fadell, người kỹ sư được ghi nhận là đã phát minh ra chiếc iPod đầu tiên, sử dụng thử một số điện thoại cao cấp được sản xuất bởi Samsung như X810 với vòng xoay điều khiển và một số nút bấm chung quanh. Ông không hề thích thiết kế này, “Thật kỳ cục khi sử dụng điện thoại theo cách đó”, lời ông viết trong một email gởi cho đồng nghiệp tại Apple. Nhưng Jobs lại nghĩ cách đó có thể sử dụng được, ông viết trong một email: “Đây có thể là giải pháp của chúng ta - chúng ta có thể đặt những phím số xung quanh vòng xoay click”.
Phải dùng màn hình cảm ứng
Cùng thời điểm đó, Jonathan Ive, Trưởng mảng Thiết kế của Apple, đang nghiên cứu về một công nghệ mà ông tin có thể làm được nhiều điều tuyệt vời trong tương lai - một màn hình hiển thị có thể nhận biết được nhiều ngón tay cùng chạm để điều khiển cùng một lúc (Cần nói thêm rằng Apple không phát minh ra giao diện đa chạm; có nhiều công ty cùng nghiên cứu công nghệ này trong giai đoạn đó). Theo hồi ký của Steve Jobs, kế hoạch ban đầu của công ty là dùng công nghệ đa chạm để sản xuất ra máy tính bảng. Dự án máy tính bảng của Apple bắt đầu từ năm 2003 - 7 năm trước khi iPad ra đời - nhưng khi dự án đang phát triển, nó đã thu hút được những lãnh đạo Apple rằng màn hình đa chạm có thể ứng dụng được trên điện thoại. Vào một cuộc họp năm 2004, Jobs và đồng nghiệp được cho xem một mẫu máy tính bảng thử nghiệm với một danh sách danh bạ. “Bạn có thể chạm vào danh bạ và nó sẽ kéo ra hiển thị thông tin về từng người. Thật vô cùng tuyệt vời”, lời chứng của ông Forstall trong phiên tòa.
Jobs cũng rất thích thú với hai tính năng mà Bas Ording, một nhà thiết kế giao diện tài năng, đã tạo ra cho mẫu thử nghiệm này. Một là “trượt quán tính” - khi kéo một danh sách trên màn hình, nó sẽ trượt đi nhanh hay chậm tùy theo tốc độ của ngón tay kéo rồi chuyển chậm dần về đứng yên, như lực quán tính trong tự nhiên. Tính năng thứ hai là “hiệu ứng cao su”, danh sách sẽ bị dội lại khi kéo hết danh sách. Khi Jobs thấy mẫu thử nghiệm này, ông nghĩ “Lạy Chúa, chúng ta có thể tạo ra một chiếc điện thoại từ đây”.
Sau đó, Apple quyết định nghiên cứu theo hai phương án: P1 là mật danh của chiếc điện thoại sử dụng vòng xoay click của iPod, P2 là phương án dùng màn hình chạm. Sau 6 tháng nghiên cứu, những kỹ sư theo nhóm P1 vẫn không thể giải quyết được vấn đề cách nhấn số điện thoại để gọi. Vì vậy, Apple quyết định loại bỏ phương án vòng quay click và tập trung vào việc phát triển màn hình đa chạm. Jobs biết rằng có rủi ro: liệu Apple có thể đưa tính năng đánh chữ lên màn hình chạm? Nhưng nếu thành công thì kết quả sẽ rất xán lạn: nếu giao tiếp của chiếc điện thoại chỉ là màn hình chạm, nó sẽ vô cùng thuận tiện - không chỉ dùng để gọi hay nghe nhạc mà còn cho mọi ứng dụng khác, bao gồm cả những phần mềm do các đối tác khác phát triển. Nói cách khác, một chiếc điện thoại với màn hình chạm cảm ứng không chỉ là một chiếc điện thoại mà “thật sự là một chiếc máy vi tính trong túi”, cũng theo lời của Forstall tại tòa.
Kỹ sư tinh hoa, dự án tuyệt mật
Công ty Apple được biết nhiều về việc bảo mật sản phẩm rất kỹ lưỡng, nhưng Jobs muốn dự án iPhone được bảo vệ hơn cả thông thường. Dự án được đặt dưới mật danh “Dự án Tím” và Jobs không muốn tuyển người ngoài công ty tham gia dự án này. Thay vào đó, Forstall phải tiếp xúc một cách khác thường với những kỹ sư siêu sao ở nhiều bộ phận khác nhau trong công ty để lập nhóm. Ông nói với họ: “Chúng ta đang phát triển một dự án mới. Nó rất bí mật nên tôi không thể nói với anh dự án là gì. Tôi cũng không thể nói anh sẽ làm việc cho ai... Những gì tôi có thể nói nếu anh chấp nhận tham gia là ... anh sẽ phải làm việc kể cả ban đêm, kể cả cuối tuần, có thể là trong suốt vài năm”.
Đội iPhone chiếm hầu như cả một tòa nhà tại trụ sở của Apple ở Cupertino bang California. “Nó giống như một ký túc xá, luôn luôn có người trong đó ngày và đêm. Nó bốc mùi pizza và thực tế ở cửa ra vào của Ký túc xá Tím, chúng tôi để một tấm biển ghi chữ “Câu lạc bộ Đánh nhau” (Fight Club) - bởi vì quy định đầu tiên của dự án này là không được nói về nó bên ngoài cánh cửa ra vào.”
Đội iPhone được chia ra làm hai nhóm riêng biệt nhưng gắn kết nhau chặt chẽ - nhóm làm phần cứng và một nhóm làm phần mềm (Không có tài liệu nào ghi nhận có phụ nữ tham gia đội iPhone này). Nhiệm vụ của nhóm phần mềm là phát triển phương cách để làm cho giao diện hoàn toàn mới này thật tự nhiên và thân thiện. Một cách để thực hiện điều này là tạo ra các thao tác “cử chỉ” của ngón tay có thể giúp điều khiển thật thuận tiện. Một số thao tác, như kéo để phóng to, đã được dùng trong các dự án đa chạm trước đó (như trong phim “Minority Report”) nhưng đa số thao tác khác là ý tưởng hoàn toàn mới của Apple. Ví dụ, Forstall sử dụng một mẫu iPhone làm máy tính làm việc, khi ông dùng nó, ông nhận thấy phải liên tục kéo để phóng to màn hình thật mệt mỏi. Đột nhiên, ông tự nghĩ, tại sao không làm cho điện thoại có khả năng tự phóng to nhỏ bằng cách gõ hai lần (double-tap) vào màn hình? Đây là một thao tác “cử chỉ” khá khó để thực hiện - chiếc điện thoại phải “hiểu bố cục” của văn bản mà nó cần phóng, nhưng một khi các kỹ sư thực hiện được tính năng này, Forstall nhận thấy chiếc iPhone đã có thể dễ sử dụng hơn rất nhiều. “Nó có thể giúp tôi lướt web vô cùng thuận tiện”.
Trong khi đó, nhiệm vụ của đội phần cứng là phải phát thảo ra hình dạng của chiếc điện thoại sẽ như thế nào. Trước tòa, Christopher Stringer, nhà thiết kế đã nghỉ hưu của Apple giải thích công ty đã tạo ra iPhone thông qua một quá trình chỉnh lý nâng cấp kỹ lưỡng. Một nhóm khoảng 15 kỹ sư đều đặn có những buổi họp mặt quanh chiếc bàn ở phòng thiết kế của Apple để xem xét vô cùng kỹ lưỡng mọi ý tưởng về những bộ phận khác nhau trong bản thiết kế iPhone. Apple có một dây chuyền công nghệ có thể nhanh chóng tạo ra các mô hình mẫu từ các bản thiết kế, giúp các kỹ sư có thể cầm nắm xem xét các mẫu vật và đưa ra nhận xét của mình. “Chúng tôi thật sự là một nhóm người khá điên cuồng”, Stringer nhận xét khi chỉ ra rằng đôi khi họ có thể xem xét 50 phiên bản chỉnh sửa khác nhau của chỉ một chiếc nút bấm.
Tài liệu trong phiên tòa cũng tiết lộ nhiều phiên bản iPhone khác nhau mà Apple đưa ra cân nhắc. Có vài chục mẫu được công khai: dày có, mỏng có, hai cạnh được bo tròn, hay mặt trước và sau cong lên cũng có, thậm chí có hình 8 cạnh cũng có. Apple cũng nhìn sang các công ty khác để tìm cảm hứng. Trong năm 2006, Trưởng mảng thiết kế Jonathan Ive hỏi riêng một nhà thiết kế gốc Nhật trong nhóm, Shin Nishibori: “Nếu Sony làm iPhone, thì hình dáng sẽ thế nào? Anh có thể làm cho tôi xem được không?”, theo lời chứng của Nishibori. Kết quả là một mẫu thiết kế giống như chiếc iPhone hiện nay, ngoại trừ nút bấm âm lượng ở phía trước mặt, thay vì ở bên cạnh máy. (Samsung cố gắng tranh cãi trước tòa rằng thiết kế này chứng tỏ Apple nhái Sony, nhưng quan tòa đã bác bỏ lý lẽ “củ chuối” này, vì rằng mẫu thiết kế không hề giống với chiếc điện thoại Sony nào đang có trên thị trường, nó chỉ là bản thiết kế gợi cảm hứng từ phong cách thẩm mỹ của Sony).
“Sáng tạo ra sản phẩm chưa từng có”
Đến mùa xuân năm 2006, một năm trước khi iPhone tung ra thị trường, Ive và nhóm của mình đã thống nhất được mẫu thiết kế cho iPhone. Nó giống như mẫu iPod Mini năm 2004 - với vỏ nhôm bao chung quanh và hai cạnh bên được vo tròn. Trong hình được công bố tại tòa bên dưới, đó là mẫu bên trái (Mẫu bên phải thì giống với mẫu iPhone 4, ra mắt năm 2010). Vậy tại sao Apple lại bỏ đi mẫu này khi hầu như đã thống nhất xong.
Lý do thứ nhất, hai cạnh bên tròn như vậy trông khá trơn tuột. “Tôi rất lo là mẫu thiết kế này chỉ để ngắm và trông quá to”, theo một email của một người trong nhóm thiết kế Richard Howarth gởi cho Ive. Thêm vào đó, nếu đặt các nút âm lượng trên cạnh tròn đó, nó sẽ nhô ra làm mất đi đường nét của cạnh tròn này.
Lý do lớn hơn, là vỏ bọc kim loại bao phủ toàn bộ thân máy. Theo hồi ký của Steve Jobs, một buổi sáng, Jobs đến văn phòng gặp Ive và nói không thích mẫu điện thoại như vậy. Ông giải thích, vỏ nhôm bao bọc cả mặt trước và sau sẽ nổi trội hơn phần màn hình kính, trong khi phần màn hình là giao diện chính của máy, vì vậy thiết kế phải làm sao cho màn hình phải là trung tâm của sự chú ý. Ive cảm nhận được ngay tức thì là Jobs đã đúng. “Tôi vẫn còn nhớ cảm giác vô cùng xấu hổ khi Jobs là người phát hiện ra điều này”.
Vì vậy, mùa xuân năm 2006, chỉ hơn nửa năm nữa là iPhone được ra mắt, toàn bộ các nhóm phải khởi động lại từ đầu. Xem xét lại những bản thiết kế cũ, họ tìm thấy một mẫu đã được phác thảo một
năm trước đó, với đường viền kim loại ở rìa mặt trước cho phép mặt kính sẽ phủ toàn bộ bề mặt. Bản thiết kế đó đã trở thành iPhone, biểu tượng của Apple.
Thay đổi thiết kế có nghĩa rằng Apple phải điều chỉnh toàn bộ các bộ phận bên trong chỉ trong vòng vài tháng. Các nhóm phải làm việc thâu đêm kể cả cuối tuần trong điều kiện bảo mật tuyệt đối, tuy vậy đến nay, đa số mọi người đều chưa được ghi nhận xứng đáng cho những gì họ đã đóng góp. Trên một số khía cạnh, phiên tòa đã cung cấp thêm những thông tin mới về một quá trình sáng tạo kỳ công cho ra đời một sản phẩm tuyệt vời thay đổi nền viễn thông thế giới. Mặt khác, nó cũng nhắc cho bạn đọc một điều mà chúng ta thường không để ý khi sử dụng iPhone: Không có gì về iPhone là tự nhiên mà có cả. Mọi chi tiết nhỏ nhất về thiết kế của iPhone - như trượt quán tính, hiệu ứng cao su, hình dáng chữ nhật với bốn góc bo tròn - đều được các kỹ sư Apple dày công nghiên cứu nhiều năm trời và biến chúng thành sự thật. Như nhà thiết kế Christopher Stringer phát biểu tại tòa: “Nhiệm vụ của chúng tôi là sáng tạo ra những sản phẩm chưa từng có và đưa chúng đến mọi người”.
Nguồn echip.com.vn
khách sạn hải phòng, khach san hai phong, hai phong hotel, thiet ke web hai phong, thiet ke website hai phong, quản trị web hải phòng, quản trị website hải phòng, seo hải phong, dịch vụ seo hải phòng, tủ bếp, tu bep, tủ bếp hà nội, tu bep ha noi, tủ bếp hải phòng, tu bep hai phong, mành rèm, manh rem hai phong, rem cua hai phong, rèm cửa, lo luyen thep trung tan, thap giai nhiet, tháp giải nhiệt, bep tu hai phong, nội thất hải phòng, du lịch hàn quốc, du lich han quoc, tour hàn quốc, tour han quoc, di du lich han quoc, tour du lich han quoc, đồng hồ cổ, am thanh co
|