banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 11/05/2013, 09:40 PM
Chủ đề này đã có 714 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành Viên Cấp: 5
Tham gia: 09:37, 09/01/2013
Bài gửi: 585
Được cảm ơn: 0 lần
Đạo tưởng
Thông tin mua bán Liên Hệ:
Thuở nhỏ, nhà nghèo, Cái Cùng là nơi xa xôi hẻo lánh, nên ông chỉ học đến lớp a,b,c… Lớn lên, với thân hình vạm vỡ của ông, ông thích võ nghệ. Ông thích giao du với các hảo hớn, học võ “Thiếu lâm tự” để thỏa chí bình sanh truyen loan luan, ông lưu lạc lên đất Miên, qua Lào, học thêm bùa ngải.
Sau bao năm “tầm sư học đạo” ông trở lại đất Tân Châu, lãnh cai quản cho gia đình người cậu của mình là ông Nguyễn Chánh Sắt, người có tiếng trong làng văn làng báo thời bấy giờ. Ba Quốc nổi tiếng là người siêng năng, giỏi giang việc đồng áng, to lớn và “hầm hừ” vậy, nhưng hiền lành dễ thương.
Chẳng bao lâu, vào một đêm mưa gió, những đêm mà sông Tiền như con rồng chuyển mình, dậy sóng hàn đập ì ầm, sau những ngày bần thần rã rượi, biếng nói biếng cười, cặp mắt như lờ đờ, khi đỏ ngầu, thân xác ông như bị một vị khuất mặt nào đó hành hạ ông, ông la, ông hét, ông đấm ngực, ông đụng đầu vào cột nhà, rồi ông “phát huệ”, ông lại xưng là “ta là tướng núi” và đủ thứ danh tánh.
Sau đó, ông lập am hành đạo. Rời nhà người cậu, bỏ việc đồng áng, bằng bùa ngải ông bỏ công đi trị bịnh cho bà con dọc theo sông Tiền. Theo lời kể, lạ thay, bịnh nào ông trị cũng hết. Đó là bịnh nhẹ. Còn bịnh nặng doc truyen loan luan, những bịnh kinh niên, ông gọi là bịnh tà ma ám ảnh, sau khi cho bịnh nhân uống bùa ngải, ông ra thần oai, ông đụng đầu vào cột nhà cho tà ma hoàng xuất. Rồi ông trầm tư, dùng luồng sáng của đôi mắt chiếu vào bịnh nhân. Cũng lạ thay, bịnh nhân nào cũng thấy nhẹ người, người nào cũng thấy nhẹ người, người nào cũng lồm cồm ngồi dậy xá lạy ông.
Vào năm 1928, cái am bằng tre lá như một cái chòi ruộng được dựng lên, bề thế, tọa lạc trên con đường gọi là Hương Chùa, cách chợ Tân Châu độ cây số ngàn.
Đạo của ông lấy kinh gốc từ chùa Tây An. Mỗi ngày ông hành lễ ba thời: khuya, ngọ và chiều. Trước hết ông lễ Bàn Thầy, Bàn Thánh, Bàn Thần. Bàn chư vị năm Ông, mỗi bàn mười hai lạy. Xong, ông ra lễ bàn Thông Thiên, lạy đủ bốn phương: đông, nam, tây, bắc.
Khi hành lễ cũng có chuông mảo ngân vang như nhà chùa.
Sau 14 năm hành đạo pham nhan tu tien (1925-1939), ông có trên 10.000 tín đồ sống rải rác trên khắp cả đất Tân Châu, từ sông lớn đến kinh rạch qua các đồng sâu. Ông đi đến đâu cũng được tín đồ tung hô, vái lạy. Từ đó ông tự xưng là “Minh Hoàng Quốc”, lúc ban đầu, đạo tưởng có nghĩa là ông ngồi tưởng cho bịnh nhân thoát bịnh. Sau cái nghĩa của Đạo Tưởng được nâng cao hơn, tưởng về “giang san tổ quốc, tưởng đến ngôi vua”.
Dần dần, cái sân am hành đạo của ông biến thành sân võ. Một đêm đệ tử thấy thần oai truyen tinh yeu, ông đụng đầu vào một thân cây, cây lá rung rinh như đương đầu trước ngọn gió. Như vậy, chắc ông thấy cũng chưa đủ, có lần ông đóng cây đinh ba tấc vào cột nhà, trước mặt hàng ngàn tín đồ đứng vây quanh, ông đụng đầu vào cây đinh, cây đinh quẹo ngang mà đầu ông không hề có một vết xước xây xát.
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong