Thành Viên Cấp: 5
Tham gia: 09:37, 09/01/2013
Bài gửi: 585
Được cảm ơn: 0 lần
|
Tan loãng theo mây
Bạn đang đọc truyện Tan loãng theo mây thuộc thể loại truyện ngắn.Sừng sững trên cánh đồng lúa chiêm vùng bắc ngạn sông Đuống, thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, tụ hội năm ngọn núi khôi vĩ Ma Khám, Nguyệt Hằng, Đông Sơn, Bát Vạn và Lạn Kha. Lạn Kha dịch nghĩa là rìu nát, địa danh bắt nguồn từ sự tích người tiều phu lên núi đốn củi, tình cờ theo dòi một ván cờ tiên, cho đến khi cờ tàn, tiên đi mất, người tiều phu nhặt lại chiếc rìu mới khám phá cán rìu mục nát, còn mình thì cũng biến thành cụ già, lạc bước cô đơn về làng cũ. Núi Lạn Kha vì vậy còn có tên là Tiên Du truyện 18+, nổi tiếng với ngôi cổ tự Phật Tích, một tổ đình đã đào tạo bao đắc đạo cao tăng khắp các triều đại, nên quanh năm suốt tháng dập dìu tài tử giai nhân đăng sơn viếng chùa, ngoạn cảnh. Nguyệt Hằng đối diện với Lạn Kha, đường đi trắc trở cheo leo, phong cảnh xinh tươi hùng vĩ, cũng hiện hữu ngôi thiền viện cổ xưa, nhưng sơn môn nầy lại vắng vẻ tiêu điều. Nguyệt Hằng chỉ nổi tiếng về trà, trà “hoàng tước thiệt” do Thanh Hư thiền viện sản xuất được giới trà gia “cao thủ” xếp vào hạng lừng danh, chính vì vậy mà Nguyệt Hằng còn mang tên nôm na là núi chè. Giống trà nầy, như tên tự miêu tả, lá thon nhỏ như lưỡi chim sẻ, màu mạ non phơn phớt lớp lông tơ mịn óng ánh vàng. Trà “hoàng tước thiệt”, phát xuất từ vùng núi non trùng điệp của tỉnh Triết Giang, Trung Hoa, mà theo truyền thuyết đã do vị cơ tổ, trong chuyến chiêm bái ngôi chùa Từ Thọ mang hạt giống về gieo trồng. Giống trà quý lại được chư sư chăm sóc cẩn trọng, tuyển lựa từng đọt trà, chỉ hái thuần búp non và một lá nhỏ, nên phẩm chất phải thanh cao đặc biệt. Trà cho nước màu xanh nhạt, thoang thoảng hương thanh nhẹ, vị hơi chát đắng mà tươi tỉnh truyen 18+, hậu dịu ngọt, khiến người uống trà cảm giác lâng lâng sảng khoái. Khoảng năm mươi năm về trước, thiền viện giữ tục lệ tổ chức hội trà vào tiết Thanh Minh, để chư Thiền sư thân hữu thưởng thức chung trà đầu mùa quý giá. Hình ảnh mấy mươi vị lão sư trang nghiêm nâng chung trà nghi ngút khói lên đỉnh sương mù mây trắng lửng lơ, vẫn còn được nhắc nhở.
Theo đúng thanh qui của tổ Bách Trượng “nhất nhựt bất tác, nhất nhựt bất thực”, ngoài hoa lợi vườn trà, thiền viện còn trồng vài loại màu phụ để có thể tự túc kinh tế. Do đó, chư tăng phải chấp tác không ngừng, nhứt là vào mùa xuân, tất cả nỗ lực đều phải tập trung vào việc sản xuất trà. Trà được hái từ sáng tinh sương, rồi mang về cho vào sàng xấy sơ, đoạn trộn đều và đánh cho mềm ra, kế đó, lại phải xấy khô ráo thì mới hoàn tất. Dù bận rộn như thế nào, chư tăng vẫn chuyên cần tọa thiền, và tụng niệm hai thời công phu đều đặn. Sơn môn tuy là một chi phái thiền, nhưng lại có truyền thống quan tâm đặc biệt đến lễ nhạc, phầm mà vài giới tu sĩ chê bai là “thanh âm sắc tướng”. Theo sơ tổ, rung động của âm thanh có thể tạo nên những sự rung động sâu xa nơi tâm thức. Âm điệu tán tụng đúng mức có diệu dụng thức tỉnh kẻ mê đắm dục lạc, hóa giải tham sân si, trao truyền an lạc. Nhịp mõ khoan thai phá tan loạn động, hồi trống dồn dập triển khai tinh tấn, và tiếng chuông thanh thoát nhiệm mầu. Âm ba đặc thù của tiếng chuông : truyen nguoi lon ngân nga truyen dam, bàng bạc, trầm sâu, xoáy chuyển, có công năng thẩm thấu tận đáy nguồn tâm thức, vừa cao vút thông suốt tam thiên, vừa xuyên thủng cõi u minh địa ngục. Điều đó đã giải thích tại sao, tiếng thác đổ ầm ỉ, tiếng trời long đất lở, tiếng trống kèn rầm rập của ba quân… không lay chuyển chư thiền sư trong cơn đại định, nhưng một tiếng chuông nhỏ lại có diệu dụng thức tỉnh vị ấy. Tiếng chuông gắn liền với sự nghiệp giải thoát, phản ảnh trình độ tu tập của hành giả. Đạo đức càng cao thì tiếng chuông càng thâm trầm đạo vị. Lặng lẽ lắng nghe tiếng chuông của bậc giác ngộ, đôi khi người hành giả gặt hái được lợi ích hơn cả mấy năm chuyên cần tu tập. Do đó, tuy thiền tông tuyên bố là “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” và phủ nhận mọi hình thức lễ bái, mà tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng khác, tiếng tụng niệm, tiếng hét… của chư thiền tổ đều hàm chứa một diệu dụng vô song.
|