banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 24/05/2013, 10:43 AM
Chủ đề này đã có 674 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành Viên Cấp: 9
Tham gia: 01:16, 20/03/2013
Bài gửi: 928
Được cảm ơn: 0 lần
HAGL và cáo buộc phá rừng: góc nhìn từ Google Earth
Thông tin mua bán Liên Hệ:
HAGL và cáo buộc phá rừng: góc nhìn từ Google Earth
Theo phản ánh của báo VnEconomy, tại cuộc họp báo hôm 17/5 vừa qua, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) một lần nữa phủ nhận các cáo buộc HAGL "chiếm đoạt đất đai, khai thác gỗ bất hợp pháp và các hành vi tham nhũng khác tại Lào và Campuchia ".
     "Chúng tôi đã tuân thủ theo luật pháp tại Lào và Campuchia, bao gồm cả việc bảo vệ rừng. HAGL không tham gia vào việc khai thác gỗ, kể cả gỗ có giá trị kinh tế trong khu vực nhượng quyền của HAGL ", ông Đức nói.
    Câu chuyện này cho đến nay vẫn đang diễn tiến dưới dạng "lời qua tiếng lại " giữa HAGL và Global Witness trên báo chí. Điều đáng lưu ý là cũng chỉ có Global Witness đưa ra chứng cứ hình ảnh chụp từ vệ tinh của dịch vụ Google Earth / Maps về địa phương mà HAGL có đầu tư ở thời điểm hiện tại và thời điểm trước khi HAGL đầu tư.
    VnReview đã tìm hiểu và được biết HAGL Rubber được phép đầu tư trồng cao su ở tỉnh Attapeu (Lào) từ năm 2009 và tỉnh Ratanakiri (Campuchia) từ năm 2009.
    Dưới đây là hình ảnh 2 tỉnh Attapeu và Ratanakiri chụp từ dịch vụ hình ảnh chụp từ vệ tinh Google Earth ở cả quá khứ và hiện tại. Các hình ảnh này được chụp qua màn hình ở cùng một tọa độ, chỉ thay đổi về thời gian.
   Có thể thấy hình ảnh hai tỉnh nói trên từ vệ tinh hiện tại so 4-5 năm trước khác biệt nhau về màu xanh - có nghĩa là mức độ che phủ rừng suy giảm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu? Có liên quan tới HAGL không thì không thể khẳng định nếu như không có chứng cứ.
lao, cao su, đầu tư
Ảnh chụp màn hình dữ liệu Google Earth ở tỉnh Attapeu (Lào) vào năm 2008
Ảnh chụp màn hình dữ liệu Google Earth ở tỉnh Attapeu (Lào) vào năm 2013
lao, cao su, HAGL
Ảnh chụp màn hình dữ liệu Google Earth ở tỉnh Ratanakiri (Campuchia) năm 2009
HAGL, cao su
Ảnh chụp màn hình dữ liệu Google Earth ở tỉnh Ratanakiri (Campuchia) năm 2013
    Trong khi đó, theo thông tin đăng trên Báo Điện tử Đảng Cộng sản, hiện nay, diện tích cao su HAGL đã trồng tại Lào là 27.000 ha, Campuchia là 13.800 ha (chưa đi vào khai thác), ở Việt Nam là 6.800 ha. Trong thời gian tới, HAGL sẽ tiếp tục đầu tư tại khu vực 3 nước Đông Dương khoảng 30.000 ha.
    Từ khi đầu tư tại Lào và Campuchia, HAGL đã chi trên 30 triệu USD làm công tác từ thiện như xây dựng các cây cầu nối liền các bản, xây dựng hàng trăm km đường cấp phối (đường rải đá răm) và hệ thống đường dây điện, xây bệnh viện 200 giường cùng nhiều trường học…
    Hiện nay, phần lớn lao động làm việc trong các nông trường cao su của HAGL tại Lào và Campuchia là lao động địa phương. Vì vậy, đời sống nhân dân tại các khu vực này được cải thiện đáng kể. Trong đó, tỉnh Attapeu (Lào), nơi có diện tích trồng cao su lớn của HAGL với khoảng 25.000 ha, là tỉnh được hỗ trợ nhiều nhất. Tại tỉnh này, thu nhập bình quân đầu người 5 năm trước chỉ khoảng 300 – 400 USD/người/năm, hiện tại đã lên trên 1.200 USD/người/năm. Trong những năm qua, Attapeu cũng là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất của Lào.
 

https://sites.google.com/site/vayngu24h/
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong