Thành Viên Cấp: 7
Tham gia: 03:09, 17/07/2013
Bài gửi: 740
Được cảm ơn: 0 lần
|
Cuốn sách hay Gươm báu trao tay
Cuốn sach hay này kể về người xưa tìm thuốc lên non hái lá. Thử nếm. Thử chữa bệnh cho mình. Rồi mới dám mà sẻ chia cho bạn bè hàng xóm, giữa chốn thân quen. Phải phơi nắng, phơi sương, phải chẻ, phải sao, phải sắc. Ba chén sáu phân. Tùy bệnh tình mà gia giảm. Có khi phải dùng nước mưa, có khi nước giếng, có khi nước lá sen... Phải dùng siêu đất nung nửa đen nửa đỏ, phải canh ngọn lửa than hồng nửa phừng phực nửa riu riu... Đâu có mà dễ dàng! Thuốc chữa được bệnh cũng là thuốc độc. Chỉ cần một chút sơ sẩy, hững hờ!
Tôi là một người thầy thuốc, một bác sĩ, mà cũng là một bệnh nhân, lắm nỗi lao đao, đi tìm thuốc chữa cho chính mình. Mới thấy tốt nhất là đừng nên có bệnh! Đừng phải cần đến thuốc men. Nhưng “Không hẹn mà đến, không chờ mà đi, bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta...” (Trịnh Công Sơn)
sach hay, sach dien tu, nha xuat ban, sach online, ban sach online, sach kinh te,sach van hoc, sach lich su
Trích trong cuốn sach hay Gươm báu trao tay của BS. Đỗ Hồng Ngọc. Nguồn:https://www.sachweb.com/sach-hay/114...-bau-trao-tay/
Có lần tôi hỏi một vị sư có phải câu hay nhất trong Kim Cang là “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không, sư nhẹ nhàng bảo không, Kim Cang câu nào cũng hay! Câu nào cũng hay? Vậy mà sao ta chỉ thấy những chưng hửng, ngẩn ngơ, lủng ca lủng củng, tối mịt tối mò. Hay là đã tự ngàn xưa nên tránh sao khỏi tam sao thất bổn? Hay là phải chắt lọc bốn câu một kệ mới thấy chỗ vi diệu thậm thâm? Làm sao mà “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” đủ làm cho Lục tổ Huệ Năng đại ngộ? Làm sao mà “đối cảnh vô tâm” đủ làm cho vua Trần Nhân Tông trở thành Tổ sư thiền phái Trúc Lâm? Làm sao mà hai trăm năm trước Nguyễn Du phải đốt nến đọc Kim Cang đến ngàn lần... “Ngã độc Kim Cương thiên biến linh / Kỳ trung áo chỉ đa bất minh!” (Kim Cương đọc đến ngàn lần / Mà trong mờ ảo như gần như xa) để rồi cuối cùng mới chợt tỉnh thấy ra kinh không chữ mới thật là chơn kinh (Chung tri vô tự thị chân kinh - Nguyễn Du)! Kinh không chữ ư? Đọc giữa dòng ư? Lục tổ đã chẳng bảo: “Ta không biết chữ, chỉ biết nghĩa!” đó sao? Nhưng cũng chính ngài ân cần dặn dò không được bỏ sót dù một câu một chữ! Khó vậy thay!
Vô ngã không dễ “thấy”! Dù có thể dùng lý luận , triết lý về duyên sinh, duyên khởi, về cái “Không” để thấy vô ngã, nhưng đó chỉ là cái vô ngã của lý thuyết, của khái niệm! Còn vô ngã ở đây lại là một trạng thái, một cảnh giới – được cảm nhận bởi hành giả qua một quá trình tu tập dài lâu và miên mật: Thiền! Vâng, chính thiền đã là con đường “độc đạo” mà Phật đã từng nhấn mạnh trong Tứ niệm xứ (Satipatthana), trong An ban thủ ý (Anapanasati): “Đây là con đường độc nhất dẫn tói thanh tịnh cho chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí…”. Thiền đã có từ xa xưa. Ngay hồi còn nhỏ xíu, một hôm, thái tử Tất Đạt Đa trong lúc ngồi dưới bóng cây coi người ta làm ruộng đã tình cờ rơi vào trạng thái sơ thiền. Sau này trên đường học đạo, Ngài đã gặp hai vị thầy dạy thiền cao nhất thời bấy giờ, và chỉ trong một thời gian ngắn, ngài đã vượt qua tám cảnh giới thiền cho đến phi tưởng phi phi tưởng mà vẫn chưa yên, phải từ biệt ra đi tìm một con đường riêng của mình! Khi đạt đến cảnh giới thiền thứ chín, “Diệt thọ tưởng định” thì mới hết chuyện, lúc đó ngài mới trở thành bậc Giác ngộ thực sự, bậc Toàn giác! Nói cách khác, “Diệt thọ tưởng định” mới là thứ thuốc chữa tận gốc căn bệnh phiền não, khổ đau mà các giai đọan trước đó chỉ là chữa triệu chứng, kiểu đau đâu chữa đó nên cứ bị tái phát hoài. Chữa tận gốc là chữa dứt điểm, hết sợ tái phát, hết sợ di chứng! “Diệt” trong diệt thọ tưởng định ở đây không mang nghĩa triệt tiêu mà là không để nảy sinh! Cắt bỏ một khối u thì không bằng phòng ngừa để khối u đừng sinh ra. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tóm lại, để xứng danh là Bồ tát thì phải vượt qua được cửa ải này. Nói khác đi, Bồ tát phải “hành thâm” thiền định cho rốt ráo, đạt đến trạng thái vô ngã- không còn thấy có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả gì nữa cả- không còn phân biệt, chấp trước gì nữa cả – thì mới thênh thang thõng tay vào chợ mà không sợ vướng bụi trần.Đó là nôi dung của cuốn sách do Nhà xuất bản tổng hợp HCM biên soạn.
du lịch hội an, du lịch đà nẵng, tour bà nà, du lịch bà nà, tour sapa, du lịch sapa, du lịch campuchia, du lịch myanmar
|