banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: Đoàn TNCS HCM & Hội Sinh viên
Gửi lúc 05/09/2013, 11:22 AM
Chủ đề này đã có 917 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành Viên Cấp: 7
Tham gia: 03:09, 17/07/2013
Bài gửi: 740
Được cảm ơn: 0 lần
Tập sách điện tử Chiếc cầu trên sông Drina
Thông tin mua bán Liên Hệ: trungnd.191@gmail.com
 Vào thế kỷ thứ XVI , trong một xứ hẻo lánh, một công trình kiến trúc quí báu đẹp tuyệt vời, chính là chiếc cầu danh tiếng xây trên sông Drina. Mọi thứ biến cố đều liên quan tới chiếc cầu trên sông Drina, lịch sử chiếc cầu trong miền lạc hậu gần như dã man rùng rợn.

Câu chuyện về chiếc cầu trên sông Drina xoay quanh thị trấn Viýegrad và chiếc cầu Mehmed Paýa Sokolovic bắc ngang sông Drina. Dàn trải qua bốn thế kỷ dưới triều đại Ottoman, cuốn sách miêu tả cuộc sống, định mệnh và những mối liên hệ giữa những người cùng thời cư ngụ cùng trên một mảnh đất. đặc biệt xoáy sâu vào cuộc sống của những người Hồi giáo và Thiên Chúa Giáo Chính Thống sống ở Bosnia và Herzegovina.


Trích trong tập sach dien tu Chiếc cầu trên sông Drina của Ivo Andritch .Nguồn: https://www.sachweb.com/sach-dien-tu...ng-drina-e830/


Cuối thế kỷ thứ 4, vua cuối của đế quốc La mã là Theodosius đệ nhất chia lãnh thổ làm hai phần Đông và Tây, giao mỗi phần cho một hoàng tử cai trị, với ranh giới là dòng sông Drina, nay thuộc lãnh thổ Bosnia trên bán đảo Balkans. Dòng sông không chỉ là một biên giới địa lý, mà còn là đường phân thủy của hai dòng văn hóa đông tây nữa. Trên bờ phía đông dòng sông, có một tỉnh nhỏ tên là Visegrad. Đây là nơi đa dạng về văn hóa, chủng tộc và tôn giáo. Trong khi giới quý tộc theo đạo Hồi, thì giới nghèo theo Thiên chúa giáo La Mã, dân quê theo Chính Thống giáo còn thương buôn là Do Thái.

Đế quốc Hồi giáo Ottoman lúc thịnh thời có một quy định đối với các vùng xa, gọi là cống vật bằng máu -huyết cống: thỉnh thoảng quân lính tràn vào phía bờ tây, bắt trẻ trai đưa về làm nô lệ cho giới quý tộc ở thủ đô Istanbul. Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh cậu bé người Serbia bị cướp khỏi bàn tay của người mẹ. Bờ sông Drina chính là điểm chia tay giữa mẹ và con, trước khi đoàn quân lôi đứa trẻ lên yên, quất ngựa phi nhanh, rồi xuống phà qua sông, như đi vào cõi vô tận... Trong tác phẩm “Chiếc Cầu Trên Sông Drina”, Andric tả lại cảnh những bà mẹ chia tay con mình: "Những bà mẹ này chạy theo các con, vừa chạy vừa kêu khóc, cho tới khi tới bờ sông và đứa nhỏ được đưa xuống phà. Tới đây thì họ kiệt lực và cũng không thể theo qua bên kia sông." Vĩnh viễn mẹ con chia cách nhau. Những đứa trẻ sẽ trở thành người Hồi giáo và mang tên Thổ. Tại thủ đô, những đứa thông minh, mặt mũi sáng sủa cũng có khi đựơc chọn lựa và huấn luyện để trở thành quân nhân. Vào cuối thế kỷ 16, một trường hợp vô tiền khoáng hậu xẩy ra, là một trong các trẻ ấy trở thành tể tướng của đế quốc Ottoman. Vị đại quan ấy dù đã lên đến tột đỉnh danh vọng, vẫn mang trong lòng một vết thương không kín miệng, đó chính là dòng sông Drina ngăn cách ông mãi mãi với người mẹ thân yêu. Chỉ có một cách để hàn gắn vết thương là cho xây một cây cầu nối liền hai bên bờ ngay tại tỉnh Viýegrad. Đó là chiếc cầu bằng đá trên dòng sông Drina xanh ngắt.

Tác phẩm “Chiếc cầu trên sông Drina” được giải thưởng văn chương ở Nam Tư, và tái bản nhiều lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Trung tâm của cuốn tiểu thuyết đem đến cho nhà văn và cũng là nhà ngọai giao Ivo Andric giải Nobel Văn chương năm 1961.Cuốn sách được nhà xuất bản tổng hợp HCM biên dịch, những ngôn từ được chuẩn hóa sâu sắc hơn sao cho bạn đọc có thể hiểu hết được nội dung của tập sách này.

 

 

icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong