banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: Đoàn TNCS HCM & Hội Sinh viên
Gửi lúc 24/09/2013, 11:28 AM
Chủ đề này đã có 903 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành Viên Cấp: 7
Tham gia: 03:09, 17/07/2013
Bài gửi: 740
Được cảm ơn: 0 lần
Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh
Thông tin mua bán Liên Hệ: nhà xuất bản,
Được trích lược trong tập sách của hiền sư Tỳ kheo Thích Trí Thành, nhà xuất bản tổng hợp đã biên soạn thật đầy đủ bộ Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh này. Kinh Viên-Giác là bộ kinh thuộc về “Đốn-giáo Đại thừa Liễu-nghĩa”. Bất-luận ở thời chánh-pháp hay thời mạt-pháp, nếu có người nào đủ căn-tánh Đại-thừa hay nhiều kiếp đã tu theo “Viên-Giác”, thì có khả-năng lãnh-thọ được. Vì kinh này trọng-tâm chỉ thẳng “Tâm Viên-Giác”, tức là Chơn-Tâm, hay là Phật-Tánh mà Phật và chúng-sanh đều bình-đẳng sẵn có. Nhưng vì với lòng “bi-thiết” của các vị Bồ-Tát thương xót chúng-sanh đời vị-lai mà thưa hỏi Đức Phật nói pháp phương-tiện và tiệm-thứ, hầu mong cho tất cả chúng-sanh đều có thể nương theo giáo-lý của kinh này mà tu-hành, đều liễu-ngộ cả.sach haysach dien tunhà xuất bảnsach onlineban sach online,sach kinh tesach van hocsach lich sudoc sach online



I. NGUỒN GỐC BỔN KINH

Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni sanh ở Ấn-Độ nên thuyếtpháp đều dùng tiếng Phạn-ngữ. Sau thời-kỳ kết-tập kinh-điển, cũng phải dùng tiếng Phạn cho đúng với lúc Ngài thuyết-pháp. Khi qua nước Trung-Hoa thì được dịch từ tiếng Phạn ra tiếng Trung-Hoa. Kinh này đề danh là “Đường Kế-Tân
Căn-cứ theo kinh đề thì bản kinh này thuộc về thờiđại nhà Đường bên Trung-Hoa. Ngài Sa-môn Phật-Đà-Đa-La ở nước Kế-Tân, từ Phạn văn dịch ra Hán-văn, nhưng y-cứ vào lịch-sử để khảo-chứng thì có hai thuyết khác nhau.trích Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh, nhà xuất bản tổng hợp HCM. Nguồn: https://www.sachweb.com/nha-xuat-ban...ac-kinh-e1214/

II. CHỈ BÀY KINH NGHĨA

A. Y-CỨ ĐIỂM CỦA KINH: (ý gốc chủ-yếu của kinh)

- Kinh này chủ-yếu lấy “Cảnh-giới Phật-quả” làm chỗ gốc cho kinh nghĩa.
- Mặc dầu chỗ nói bàn, diễn bao trùm cả muôn pháp, nhưng trước sau chỉ lấy Phật-quả (Chơn-Tâm) làm điểm gốc mà thôi, thí-dụ như:
_ Chương Văn-Thù nói rằng:
- Vô-thượng Pháp-vương có Đại-đà-ra-ni gọi là “Viên-Giác”.
- Mà “Viên-Giác” ở đây là Đấng Vô-thượng Pháp vương mới có (Chơn-Tâm là Phật, là Như-Lai).
- Nên biết cứ-điểm (điểm gốc) của toàn kinh là Phật quả (Chơn-Tâm).
_ Chương Phổ-Hiền nói rằng:
Bao nhiêu sự huyễn-hóa của tất cả chúng-sanh đều sanh trong “Diệu-Tâm Viên-Giác” của Như-Lai (Chơn-Tâm).
_ Chương Phổ-Nhãn nói rằng:
Muốn cầu Tâm Viên-giác thanh-tịnh của Như-Lai (Chơn-Tâm).
Như vậy chúng ta đã biết được cái nghĩa y-cứ (chỗ gốc) của kinh này rồi vậy.

B. ĐỘ-CƠ TẠI ĐỐN:

(Là chỉ dạy người có căn-cơ lanh lợi đi thẳng vào Đại thừa Viên-Giác.)
Kinh này vốn chỉ dạy cho hàng có căn-cơ viên-đốn lanh lẹ, đủ sức đi thẳng vào Đại-thừa Viên-Giác. Có hai loại tu:
1. Tiệm-cơ : là trước tu theo tiểu-thừa rồi sau mới tu đại-thừa (tức tu dần dần, từ thấp lên cao).
2. Đốn-cơ : là đi thẳng vào đại-thừa, là người tu không qua tiểu-thừa, mà ngay nhân-địa
của Bồ-Tát cũng không cần trải qua. Mà khi nghe đến Phật-thừa liền có thể lãnh hội vượt bực phàm-phu, liền vào Như-Lai địa. (Tức vào thẳng Phật-địa mà không cần tu tiểu hay tu đại nào cả.)
3. Chương Hiền-Thiện-Thủ nói:
- Kinh này gọi là “Đốn-giáo Đại-thừa”.
- Còn chúng-sanh “Đốn-cơ” theo đây mà ngộ-nhập.
- Đốn-giáo: Là giáo-lý dạy cho thành-tựu tức khắc, mau chóng, tốc-hành Phật-quả.
- Đốn-cơ: Là căn-cơ, là căn-tánh mau lẹ, nghe đốn giáo mà đốn-ngộ Phật-đạo liền.
- Dầu vậy kinh này cũng nhiếp tất cả mọi tiệm-tu, ví như biển lớn chẳng nhường dòng nhỏ.
- Nên kinh chính là “Độ-cơ tại-đốn”, mà cũng phụ nhiếp cả tiệm-cơ.
- Do đó, nếu ai nghe kinh này trước được phần lý-giải rồi dần dần thực-hành tu-tập quyết không nghi-ngại.
- Nhưng có người bất chợt được đốn-ngộ thì cũng là căn-cơ kinh này chánh-độ vậy.
C. CHÚ-TRỌNG Ở HẠNH:
Trong nền giáo-lý của đạo Phật, đều luôn thành-lập trên ba phần như: Cảnh - Hạnh - Quả
- Cảnh : là đối-tượng của sự nhận-thức.
- Hạnh : là tu-tập, rèn luyện đến chỗ thật-sự của Phẩm-hạnh, Đức-hạnh.
- Quả : là xác chứng cho công-hiệu kết-quả.

 

 

icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong