banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: Đoàn TNCS HCM & Hội Sinh viên
Gửi lúc 03/10/2013, 11:52 AM
Chủ đề này đã có 933 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành Viên Cấp: 7
Tham gia: 03:09, 17/07/2013
Bài gửi: 740
Được cảm ơn: 0 lần
Gương hạnh người xưa, nhà xuất bản HCM.
Thông tin mua bán Liên Hệ: nhà xuất bản,
 Chúng ta tu học Phật Pháp, trước hết vâng theo lời Đức Phật dạy. Ngoài ra chúng ta còn phải học tập, noi theo gương hạnh các bậc cổ đức Tôn túc. Các Ngài chỉ cho chúng ta kinh nghiệm tu tập, đưa đến sự chứng ngộ. Trong tập sách Gương hạnh người xưa của nhà xuất bản tổng hợp HCM còn có những lời chỉ dạy về cách tu tập để thành tựu sự nghiệp giác ngộ. sach haysach dien tunhà xuất bảnsach onlineban sach onlinesach kinh tesach van hocsach lich sudoc sach online



Tuy nói quả cao để tu tiến, mà kẻ sau ít được thành công. Y bởi do tín nguyện không chuyên nên chẳng thể đồng về cảnh Tịnh. Nay đã họp nhiều liên hữu, cùng nhau tu tập tịnh nhân, nếu không xét kỹ chỗ phát tâm, đâu biết rõ lối đường thoát khổ. Đồng nhân chúng ta dự và pháp hội, lòng tin chí nguyện phải thật phải chân. Nếu không chân chính, tuy ăn chay niệm Phật, tu phước phóng sanh, chỉ là người lành thế gian, duy hưởng nhân thiên phước báu. Lúc hưởng phước vui, dễ bề tạo nghiệp, đã tạo nghệp ác, phải đọa khổ luân hồi. Điều này dùng chánh nhãn xét xem: Chỉ hơn bọn xiển đề một bước! Nếu lòng tin như thế, đâu được gọi là chân? Vậy chân tín là thế nào? Trích Gương hạnh người xưa của Hòa thượng Thích Nhật Quang. Nguồn: 
https://www.sachweb.com/nha-xuat-ban...guoi-xua-e542/

Thứ nhất phải tin: Tâm, Phật và chúng sanh, cả ba không sai khác. Chúng ta là Phật chưa thành. Di Đà là Phật đã thành. Giác tánh đồng một vẫn không có hai. Ta tuy điên đảo mê lầm, giác tánh chưa từng mất. Ta tuy nhiều kiếp luân chuyển, giác tánh chưa động. Nên nói: “Khi một niệm hồi quang đồng về nơi bản đắc là như thế”.

Thứ hai phải tin: Chúng ta là Phật danh tự, Di Đà là Phật cứu cánh, tánh tuy không khác, ngôi cách vực trời. Nếu không chuyên niệm đức Phật kia, cầu về cõi Tịnh tất phải chịu theo nghiệp lưu chuyển, chịu khổ vô cùng! Đây gọi là pháp thân lưu chuyển sáu nẻo, không được thành Phật, mà vẫn cam phận chúng sanh.

Thứ ba phải tin: Chúng ta dù nghiệp sâu chướng nặng, sống lâu nơi cảnh khổ, vẫn là chúng sanh trong tâm của Di Đà. Di Đà tuy muôn đức trang nghiêm an vui ở cõi Tịnh, cũng là vị Phật trong tâm chủa chúng ta. Đã rõ chân tâm vốn không hai, tất biết cảm ứng tự giao tiếp. Như đá nam châm hút sắt, việc này đâu lựa phải nghi? Đây gọi:nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền hoặc tương lai, quyết định sẽ thấy Phật, cách Phật chẳng xa vậy. Đủ lòng tin chân thật như trên, tuy chút phước điểm lành như hạt bụi mảy lông, đều có thể hồi hướng Tây phương, trang nghiêm Tịnh độ. Huống nữa trì trai giữ giới, bố thí, phóng sanh, đọc tụng đại thừa, cúng dường Tam Bảo, tu các hạnh lành, há chẳng đủ làm tư lương Tịnh độ ư? Chỉ e lòng tin chẳng chân thành, mới khiến bị chìm nơi hữu lậu. đó là những tình tiết chính trong cuốn sach mà 
nhà xuất bản muốn gửi tới bạn đọc. rất mong được sự góp ý từ phía độc giả.

 

 

icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong