Thành Viên Cấp: 9
Tham gia: 01:16, 20/03/2013
Bài gửi: 928
Được cảm ơn: 0 lần
|
Xử lý nước thải tòa nhà
Xử lý nước thải tòa nhà, cao ốc, chung cư phát sinh từ các nguồn như: nước tắm giặt, nước dội tollet, nước từ bếp ăn, nước rửa tay, nước lau chùi nhà cửa…Theo tiêu chuẩn nhà nước ban hành thì cứ mỗi một người sẽ sử dụng lượng nước/ngày là 150 lít. Các chung cư, tòa nhà, cao ốc có rất đông người tập trung nên lượng nước thải này khá lớn, cần phải xử lý.
Vấn đề được đặt ra là làm sao xây dựng hệ thống xử lý nước thải tòa nhà có diện tích thật tiết kiệm, có thẩm mỹ, hợp vệ sinh và giá thành hợp lý nhất. Đây là vấn đề cốt lõi vì hầu hết các tòa nhà, chung cư, cao ốc đều nằm ở các vị trí trung tâm, đắc địa nên giá thành mỗi mét vuông đất đắt như vàng. Các tòa nhà, cao ốc cao cấp, chất lượng sống của người dân cao, nên tính mỹ quan, đảm bảo các tiêu chí bảo vệ môi trường cũng là thước đo khi chọn công nghệ xử lý nước thải tòa nhà. Việc xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường khiến rất nhiều chủ đầu tư đau đầu khi phải đối phó với những rắc rối không đáng có như: Mùi hôi thối khó chịu, phải thường xuyên hút hầm phân, bị cảnh sát môi trường, phòng tài nguyên môi trường, người dân nhắc nhở thậm chí lên báo đài hoặc bị xử phạt.
Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước bậc cao được áp dụng để dần thay thế công nghệ truyền thống. Công ty chúng tôi là công ty môi trường đi đầu với việc áp dụng công nghệ mới vào thực tiễn như: AAO&MBR, AO&MBR, AAO&MBBR, MBBR, MBR, UNITANK, SBR…..tiết kiệm được ½ diện tích sử dụng, nước thải sau xử lý hoàn toàn đạt tiêu chuẩn xả thải do nhà nước ban hành. Thời gian thi công mau chóng, mỹ quan và tránh được mùi hôi thối do hệ thống phát sinh, vật tư của các nước G7, tiêu thụ ít điện năng, hệ thống hoạt động ổn định, tuổi thọ lâu dài.
1. ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TÒA NHÀ, CAO ỐC, CHUNG CƯ
Trong nước thải tòa nhà, chất hữu cơ chiếm lượng lớn các chất gây ô nhiễm, bao gồm chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy… và các chất hữu cơ động vật: chất thải bài tiết của người .. Các chất hữu cơ trong nước thải theo đặc tính hoá học gồm chủ yếu là protein (chiếm 40 – 60%), hydratcacbon (25 – 50%), các chất béo, dầu mỡ (10%). Các chất vô cơ trong nước thải chiếm một phần nhỏ như: cát, đất sét, sắt, magie, canxi, silic các axit, bazơ vô cơ…. Nước thải vừa xả ra thường có tính kiềm, nhưng dần dần trở nên có tính axit vì thối rữa. Thành phần và tính chất, nồng độ của các chất bẩn trong hỗn hợp nước thải được thể hiện cụ thể ở bảng sau:Xử lýnước thải tòa nhà
Đặc tính ô nhiễm và tiêu chuẩn xả thải của nước thải tòa nhà thể hiện như bảng sau:
Từ trước và đến gần đây, vấn đề xử lý nước thải tòa nhà bị xem nhẹ, mang tính chất đối phó. Nên hầu hết hệ thống xử lý nước thải các tòa nhà nếu có đều cũ kỹ là lạc hậu. Công nghệ truyền thống thường sử dụng phương án sinh học Aerotank làm chủ đạo cho xử lý nước thải tòa nhà. Nhược điểm của công nghệ truyền thống là hệ thống đòi hỏi diện tích lớn và thường có một số chỉ tiêu không đạt theo quy chuẩn mới ban hành như N,P , BOD, COD. Mà với các tòa nhà tọa lạc tại các khu đất vàng, đắc địa thì mỗi tấc đất là tấc vàng, bỏ tiền ra xây dựng một tòa nhà hàng trăm tỷ đồng mà chỉ vì cái HTXLNT dơ dáy, hôi hám hành tội thì thật không đáng. Vậy nên các chủ đầu tư thường phải cân nhắc kỹ càng công nghệ xử lý làm sao mỹ quan, gọn nhẹ, ít tốn diện tích và đạt chất lượng xả thải.
Trong nội dung bài viết này chúng tôi xin giới thiệu hệ thống xu ly nuoc thai tòa nhà với công nghệ mới mà chúng tôi đã áp dụng thành công tại nhiều công trình: Công nghệ AAO & MBBR
2. QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TÒA NHÀ CÔNG NGHỆ AAO & MBBR
3. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TÒA NHÀ, CAO ỐC, CHUNG CƯ
Nước thải từ các khu vực phát sinh theo mạng lưới thoát nước chảy vào hố thu của trạm xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Trong bể có bố trí hệ thống sục khí, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu. Sau đó nước thải sẽ được bơm lên bể sinh học MBBR.
Bể xử lý sinh học MBBR
Giá thể lưu động MBBR (Moving Bed Biological Reactor) được ứng dụng rộng rãi trên thế giới vài năm trở lại đây. Giá thể MBBR dạng hình cầu có kích thước Ø25cm, có tỷ trọng nhẹ hơn nước, sẽ cân bằng với tỷ trọng nước khi vi sinh bám dính nhằm cho vật liệu ở dạng lơ lững. Trong quá trình sục khí giá thể vi sinh sẽ di chuyển khắp nơi trong bể MBBR. Các giá thể này cho phép tăng mật độ vi sinh lên đến 9000-14000 g/m3. Với mật độ này các quá trình Oxy hóa để khử BOD, COD và NH4 diễn ra nhanh hơn gần 10 lần so với phương pháp truyền thống. (Ở phương pháp bùn hoạt tính Aerotank thông thường nồng độ vi sinh chỉ đạt 1.000-1.500 g/m3, ở các thiết bị với đệm vi sinh bám dính cố định chỉ đạt 2.500-3.000 g/m3). Do đó, thời gian lưu nước thải của bể MBBR chỉ cần 3-4h, trong khi bể Aerotank là 6-12h, nhờ đó tiết kiệm được công suất máy thổi khí, ½ diện tích xây dựng so với bể sinh học hiếu khí Aerotank.
Điều quan trọng hơn nữa của phương pháp MBBR là chúng ta không cần phải tuần hoàn bùn hiếu khí lại như phương pháp Aerotank. Nhược điểm của việc tuần hoàn bùn là làm suy yếu vi sinh hiếu khí vì vi sinh phải nằm ở bể lắng (không có dưỡng khí là oxi hòa tan) khi bơm bùn hoàn lưu về bể aerotank làm cho vi sinh bị “shock”. Nước sau đó tự chảy tràn qua ngăn thiếu khí Anoxic
Ngăn thiếu khí (Anoxic)MBBR:
Là nơi lưu trú của các chủng vi sinh khử N, P, nên quá trình nitrat hoá và quá trình photphoril hóa xảy ra liên tục ở đây.
- Quá trình nitrat hóa:
• Hai loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosomonas và Nitrobacter. Khi môi trường thiếu ôxy, các loại vi khuẩn khử nitrat Denitrificans sẽ tách ôxy của nitrat (NO3-) và nitrit (NO2-) để ôxy hóa chất hữu cơ. Nitơ phân tử N2¬ tạo thành trong quá trình này sẽ thoát khỏi nước.
• Quá trình chuyển hóa NO3-→ NO2-→ NO → N2O →N2 với việc sử dụng mêtanol được thể hiện ở phương trình sau:
NH4+ Oxidation NO2- + NO3- + H+ + H2O
NO2-, NO3- Redution N2 => escape to air
- Quá trình photphoril hóa:
• Vi khuẩn tham gia vào quá trình photphoril hóa là Acinetobacter sp. Khả năng lấy photpho của vi khuẩn này sẽ tăng lên rất nhiều khi cho nó luân chuyển các điều kiện hiếu khí và kỵ khí.
• Quá trình photphoril hóa được thể hiện như phương trình sau:
PO4-3 Microorganism (PO4-3)salt =>sludge
Để nitrat hóa, photphoril hóa thuận lợi, tại ngăn Anoxic bố trí máy khuấn trộn chìm với tốc độ khuấy trộn phù hợp. Nước thải từ ngăn này tự chảy tràn qua ngăn khử trùng.
Tiếp theo, nước trong từ bể lắng chảy qua bể trung gian được bơm lên bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn lại, đồng thời khử trùng nước thải. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật.
Bùn sinh ra trong quá trình hiếu khí, thiếu khí được bơm về hầm phân nhằm phân hủy sinh học kị khí. Bùn không phân hủy sinh học được từ hầm phân sẽ được hút bởi các đơn vị có chức năng xử lý theo định kỳ.
4. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TÒA NHÀ, CAO ỐC, CHUNG CƯ
A. ƯU ĐIỂM:
· Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải;
· Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy chuẩn hiện hành;
· Diện tích đất sử dụng tối thiểu;
· Công trình thiết kế dạng modul, dễ mở rộng, nâng công suất xử lý.
. Không sinh ra lượng bùn sau xử lý phải hút bỏ như công nghệ truyền thống
B. NHƯỢC ĐIỂM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TÒA NHÀ:
· Nhân viên vận hành cần được đào tạo về chuyên môn;
· Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong những công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các yêu cầu kỹ thuật.
Hãy liên hệ cong ty moi truong Ngọc Lân để được tư vấn miễn phí hệ thống xử lý nước thải tòa nhà
http://xulymoitruong.com/xu-ly-nuoc-thai-toa-nha-2-3030/
https://sites.google.com/site/vayngu24h/
|