Thành viên mới
Tham gia: 06:44, 14/05/2013
Bài gửi: 74
Được cảm ơn: 0 lần
|
Truyện ngắn : Hạnh phúc đôi khi thật sự rất giản dị
Hồi ấy họ còn trẻ lắm, bé gái đầu lòng mới 2 tuổi. Anh công tác xa nhà, chỉ thứ bảy, chủ nhật mới về. Cô giáo trẻ ở nhà với công việc và con nhỏ.
Thời buổi ấy, cuộc sống gia đình của hai thành phần: lực lượng vũ trang và giáo viên thì khỏi nói. Niềm vui của cô là chờ đến thứ bảy để được đón chồng về, để được bên nhau. Có những tuần anh không về được, đêm đêm cô nằm ôm con đếm từng chuyến tàu qua. Ngày chủ nhật, nếu không quá bận, thế nào họ cũng thu xếp để đưa con ra ông bà ngoại chơi. Nhà ngoại cũng không xa, chỉ chưa đến 2km.
Một buổi chiều chủ nhật mùa đông, họ định ăn cơm chiều xong sẽ ra bà ngoại. Sau khi nhanh nhẹn úp chiếc bát cuối cùng vào rổ, cô mau mắn: “Đi chứ anh?”. Nhìn trời xẩm tối hiu hắt, lất phất hạt mưa, anh ngại ngần: “Thôi để chủ nhật sau đi, mưa đấy, mà tối rồi…”
Đang hào hứng, cô bỗng sững lại, như có một cái gì đó chợt bung ra, rồi cô quả quyết: “Em có việc phải nói với mẹ, anh trông con để em đi”. Rồi không để anh kịp nói gì thêm, cô mặc thêm áo lạnh rồi quày quả dắt xe ra.
Cô đạp xe đến nóng ran người, nước mắt cứ ứa ra. Thị xã trong thời kỳ mất điện kéo dài, trời âm u, nhập nhoạng. Gió lạnh heo hắt, những giọt mưa xiên xiên trên má nóng bừng. Đạp một hơi ra đến nơi, cô dựa xe nằm vật ra thở. Nói chuyện với mẹ bằng cái giọng ngàn ngạt, cô cố không để mẹ thấy cô đang cố bình thản. Rồi mẹ hỏi: “Thế bố nó đâu sao không ra?”. Cô trả lời sao đó, mẹ im lặng. Lát sau mẹ giục: “Thôi đi về đi không bố nó lo, mưa tối thế này…”
Nấn ná mãi rồi cũng đến lúc phải ra về. Dắt xe, mở cửa bước ra, cô như chìm vào màn đêm đen đặc. Gió như vuốt dài hơn, những giọt mưa cũng lất phất mau hơn. Chỉ có một phần ba đoạn đường là trong phố, rộng phẳng hơn và thỉnh thoảng còn le lói bóng đèn dầu từ nhà nào bên đường hắt ra. Hai phần ba sau là đường đê bao, gập ghềnh ổ gà nhào lên lộn xuống, lộng gió từ sông thổi vào. Rồi còn đoạn dốc xuống nhà, tối đen trong bóng bụi d uối, bụi tre. Nghĩ mà ngại ngần, nhưng chẳng còn cách nào. Lòng cô càng thêm tức tưởi. Cầu mong sao có người nào đi cùng đường cho đỡ sợ. Chập choạng rẽ qua ngã tư đầu tiên, từ sau cô có ánh đèn của người đi xe đạp cùng chiều. Cô mừng quá, nhủ thầm: phải cố theo kịp người ta để nương theo ánh sáng đèn. Thật may là người ấy cũng đi thong thả, ánh đèn luôn ngay đằng sau cô. Hết đoạn đường phố, may quá, họ cũng rẽ cùng hướng với cô! Rồi cô bắt đầu ngờ ngợ: ánh đèn luôn bám sát, soi rõ khoảng phía trước bánh xe của cô! Cô dễ dàng nhận ra ổ gà, khúc đường sạt lở, đống đá ven đường… Ánh đèn là để soi đường cho cô chứ không phải cho người cầm đèn. Cô chợt hiểu. Và bỗng nhiên trong lòng trào lên nỗi ân hận, ấm áp và tin cậy. Đến đầu dốc, xuống xe, cô quay lại cười dàn hòa. Anh làu bàu: “Chắc tưởng có ai tốt quá hả?”.
Về đến nhà, anh dịu giọng: “Lần sau nếu cần thiết phải đi thì nói anh đưa đi. Em đi như thế làm sao anh ở nhà được”. Cô lý nhí: “Sao anh không vào nhà rồi về luôn?”. “Đi trước đi sau thế, mẹ nghĩ thế nào?”. Im lặng, và cô hình dung ra ánh lửa lập lòe anh ngồi hút thuốc nơi đầu ngã tư chờ cô ra để soi đường cho cô đi.
Cũng có lúc giận hờn bực bội, chị tự hỏi: Nếu bây giờ chị cũng ra đi như 25 năm trước, liệu anh có đi tìm, có đi đón chị không? Đường ngược xuôi, người tấp nập, biết anh chờ chị ngã tư nào? Hai mươi lăm năm qua rồi, hôm nay anh chị (phải gọi là chị thôi vì bé gái đầu lòng của họ đã gần bằng tuổi chị ngày ấy) kỷ niệm đám cưới bạc. Cũng đã biết bao gập ghềnh khúc khuỷu của cuộc đời được họ soi rọi để cùng nhau đi. Chị cứ nhớ mãi ánh đèn đêm đông ấy. Rồi còn bao lần sau này nữa. Có lần đi họp về tối, đến đoạn dốc um tùm duối và tre, chị đang ngại ngần thì thấy đốm thuốc lá và dáng anh đứng đợi trong bóng tối. Sau này, chị đi gặp gỡ ăn uống với bạn bè, để ba bố con ở nhà, mải vui đến hơn 10h mới vế. Chị ngập ngừng ái ngại vào nhà. Máy nước nóng hỏng từ hôm qua, anh nhìn lên qua cặp kính: “Ấm nước sôi anh để trên bếp, em tắm đi”. Cuộc vui vừa rộn rã bỗng tẻ đi phần nào.
Giận hờn, bực bội rồi cũng qua đi, chị hiểu rằng sự tin yêu và độ lượng mới gắn kết được mọi người. Bao nhiêu lời yêu thương cũng chẳng thể giá trị bằng một ánh đèn soi trong đêm đông, một ấm nước nóng chờ trên bếp, một tin nhắn ân cần…
Trong một bộ phim Hàn Quốc, có một bài thơ nhỏ mà các thành viên trong nhà chị đều thuộc:
“Mẹ thật là sướng
Vì mỗi khi bố đi làm về
Bố đều hỏi: Mẹ đâu?
Bố thật là sướng
Vì mỗi khi mẹ đi chợ về
Mẹ đều hỏi: Bố đã đi làm về chưa?”
Đọc truyen loan luan gia đình. Đi làm về, khi vui vẻ, anh cũng hỏi đùa con: “Mẹ thật là sướng đâu rồi?”. Tiếng cười ấm căn nhà nhỏ. Hạnh phúc của họ cũng giản dị thôi.
|