banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 18/04/2014, 01:58 PM
Chủ đề này đã có 582 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành Viên Cấp: 3
Tham gia: 10:23, 05/01/2013
Bài gửi: 313
Được cảm ơn: 3 lần
6 lỗi nuôi dạy có thể làm hỏng tương lai của trẻ
Thông tin mua bán Liên Hệ:

Mỗi gia đình có cách nuôi dạy con khác nhau, tuy nhiên nếu không thận trọng có thể bạn sẽ mắc những lỗi không ngờ làm ảnh hưởng tới tương lai của con.

1. Quá bao bọc

Trong một thế giới có quá nhiều tin tức kiểu như giết người, bắt cóc trẻ em, lạm dụng ma túy, Internet, an toàn thực phẩm …cha mẹ nào cũng lo lắng bảo vệ con mình hơn bao giờ hết. Nhưng thực tế những trẻ vị thành niên có bố mẹ quá kiểm soát và bao bọc dường lại tồi tệ hơn và gặp nhiều vấn đề rắc rối hơn những trẻ được bố mẹ đối xử đúng cách. Xem thêm thông tin đồ chơi cho bé: Ván trượt siêu hạng

Đối với những trẻ vị thành niên khi biết bố mẹ quá bao bọc, không muốn cho trẻ làm những gì mà bạn bè chúng có thể làm như đi chơi, đến dự các buổi tiệc, hay đi trung tâm mua sắm… chúng sẽ bắt đầu bí mật và nói dối để đạt được nguyện vọng của mình. Với những đứa trẻ có bố mẹ cấm làm những điều đơn giản như nói chuyện điện thoại, hoặc ngồi máy tính khi không có sự theo dõi của bố mẹ… chúng sẽ tự đặt câu hỏi về quyền lực của bố mẹ mình bởi vì những bố mẹ khác không đối xử với các bạn của chúng như thế.

Một phụ huynh quá lạm dụng quyền lực làm cha mẹ của mình đối với con cái sẽ làm mất đi sự tôn trọng của chúng đối với họ. Đừng tự biến mình là nguyên nhân gây nổi loạn của những đứa trẻ.

2. Thiếu trách nhiệm

Không để cho trẻ phải chịu trách nhiệm về những điều như nói dối, lừa dối, ăn cắp và những hành vi không phù hợp khác có thể tiêm nhiễm vào đầu trẻ rằng “những quy tắc đó có thể không phải áp dụng với mình”. Khi trẻ luôn phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình từ khi còn rất nhỏ, chúng sẽ nhanh chóng tìm hiểu về hậu quả của hành vi không phù hợp. Theo đó, trẻ cũng sẽ tìm hiểu về kết quả nếu làm những hành vi tích cực.

Cần dạy cho trẻ hiểu trẻ sẽ đánh mất sự tự do và các đặc quyền nếu vi phạm những điều như ăn cắp hoặc nói dối. Việc làm này giúp trẻ thấm nhuần những nguyên nhân và hệ quả cho các hành vi sau này trong cuộc đời của mình. Bố mẹ cần tránh việc ngay lập tức đến “cứu hộ” khi trẻ có những hành vi tiêu cực. Vì nếu được bố mẹ “cứu hộ” trẻ thành con người thiếu tính chịu trách nhiệm. Trong những trường hợp như thế trẻ sẽ hiểu chúng đang ở trong những tình thế không mong muốn vì đã hành động tiêu cực và chỉ có tự bản thân trẻ mới giúp thoát khỏi tình trạng đó. Khi trẻ đã học được những điều này, trẻ sẽ tự quyết định và rèn luyện để ít đưa ra những quyết định kém thông minh trong cuộc sống sau này.


Ván trượt siêu hạng

3. Ít giao tiếp với con

Hãy để cho trẻ hiểu rằng chúng có thể đến bên cha mẹ và nói về bất cứ điều gì – đây là bước đi đầu tiên để tạo ra những cuộc giao tiếp cởi mở với con. Nếu bạn muốn trẻ mở lòng với mình, bạn cần mở lòng với trẻ trước và làm cho chúng hiểu rằng chúng sẽ không bị chê trách nếu nói ra các vấn đề của mình cho bố mẹ biết. Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện theo cách bạn đã đặt mình vào vị thế của trẻ và bạn có thể thảo luận cùng con thay vì đưa ra những lời giáo huấn, giảng giải.

Thiếu giao tiếp trong gia đình có thể khiến trẻ tìm đến bạn bè – những người cũng có khó khăn như trẻ và không thể đưa ra những quyết định phù hợp bởi chúng chư đủ trưởng thành để có thể hiểu được những quyết định đó tác động đến tương lai như thế nào.

4. Cấm trẻ làm những điều bố mẹ nghĩ là bạo lực

Trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, việc cấm đoán trẻ làm những điều họ nghĩ là bạo lực là cách tốt nhất để ngăn chặn trẻ nhưng thực tế không phải như vậy. Trẻ lớn lên trong những gia đình có bố mẹ không cho phép chơi với những món đồ chơi mô phỏng vũ khí như súng, gươm hoặc chơi trò chơi video bạo lực, hoặc xem phim bạo lực cũng sẽ vẫn tham gia vào các hành vi bạo lực vì trẻ chỉ chờ đợi để làm như vậy khi không có bố mẹ kiểm soát ở bên.

Thậm chí những trẻ quá được bảo vệ trước những thông tin về bạo lực vẫn sẽ tham gia vào các hành vi này và nhiều khả năng sẽ có thái độ ám ảnh về những điều đã bị cấm. Trẻ sẽ có xu hướng tiếp xúc với phim bạo lực và trò chơi video tại nhà bạn bè thậm chí tại các trung tâm mua sắm. Việc cấm đoán sẽ chỉ làm tăng ham muốn, và việc cố gắng tìm hiểu chúng có được chúng ở mức độ không bình thường.

Hầu hết trên ti vi ngày này là các tin tức về bạo lực, vì vậy việc ngăn ngừa bạo lực dường như là không thể. Thay vì cố gắng kiểm soát mọi thứ, bạn cần giảng giải cho trẻ sự khác biệt giữa đúng và sai trong cuộc sống thực sự. Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong thời gian dài.

5. Không gương mẫu 


Đồ chơi ván trượt siêu hạng

Việc bạn dạy con một số hành vi là không thể chấp nhận được và cấm đoán con không được làm nhưng sau đó lại làm đúng những hành vi đó trước mặt chúng thực sự là một thảm họa. Ví dụ, bạn dạy con rượu không tốt cho sức khỏe nhưng lại không kiểm soát được lượng rượu mình uống trong bữa ăn. Hay bạn đã dạy con nói dối và ăn cắp là những hành vi xấu nhưng lại không trung thực, không trả lại tiền thừa khi người bán hàng thối lại nhầm, hay không trả tiền cho một món hàng mua tại quầy tạp hóa là những hành vi mâu thuẫn nhau. Bạn đang thể hiện những hành vi mà chính bạn đã cấm đoán trẻ. Trẻ sẽ không hiểu được những mâu thuẫn đó, chúng không nhận ra sự khác biệt. Và có thể sẽ phá vỡ các quy tắc bạn đã dạy từ đầu.

Vì vậy, hãy trung thực và để cho trẻ thấy rằng bạn cũng sống và tuân thủ theo những nguyên tắc mà bạn mong muốn trẻ làm. Trẻ sẽ tôn trọng bạn hơn khi bạn làm gương và sẽ làm theo những hành vi tốt của bạn.

6. Không bao giờ để cho trẻ lớn lên

Luôn luôn muốn kiểm soát trẻ ở tuổi vị thành niên sẽ khiến trẻ muốn lớn lên thật nhanh, kết quả là chúng sẽ không có sự chuẩn bị đầy đủ để bước vào tuổi trưởng thành. Thanh thiếu niên được bố mẹ đối xử chăm sóc, bao bọc như những đứa trẻ có thể có nhiều hành vi xấu. Thay vào đó chào đón giai đoạn trưởng thành của trẻ, hãy tìm hiểu tâm lý giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ để gắn kết cùng con. Bạn không thể trì hoãn quá trình lớn lên của trẻ. Làm như vậy hoàn toàn là vô ích và có hại cho sự phát triển cảm xúc của trẻ khi chúng trưởng thành. Cố gắng kìm hãm sự phát triển của trẻ là ích kỷ để lại những tác động tiêu cực đến mọi khía cạnh đời sống của trẻ. 


Tải game online - Tải game miễn phí - download game mobile
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong