banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: KHOA HỌC THỦY LỢI
Gửi lúc 15/05/2014, 03:22 PM
Chủ đề này đã có 970 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành Viên Cấp: 9
Tham gia: 01:16, 20/03/2013
Bài gửi: 928
Được cảm ơn: 0 lần
Thiết kế xử lý nước thải sinh hoạt
Thông tin mua bán Liên Hệ:
  Thiết kế xử lý nước thải sinh hoạt
Xử lý nước sinh hoạt là điều không thể xem thường khi mật độ dân cư đô thị ngày càng tăng,  Chính sự gia tăng dân số đó cộng với sự phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa tăng lên nhanh chống, lượng nước thải sinh hoạt cũng ngày càng tăng lên theo. Nếu không được xử lý triệt để, thì toàn bộ lượng nước thải sẽ đến nguồn tiếp nhận, đồng nghĩa với việc nó gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Do dó, việc xử lý nước thải sinh hoạt không chỉ được giới chuyên môn quan tâm mà còn lôi cuốn được sự chú ý của toàn xã hội.

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHUẨN NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Nhu cầu về ăn uống, tắm rửa, về sinh nhà cửa, …của các khu dân cư, công trình công cộng, cơ sở dịch vụ, trường học, bệnh viện, nhà ăn, …điều tạo ra nước thải, và đó là nước thải sinh hoạt. Hay nói cách khác lượng nước thải ra được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người và chúng ta cần xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt
Lượng nước thải sinh hoạt được xác định trên cơ sở nước cấp. Ở nước ta hiện nay, tiêu chuẩn cấp nước dao động từ 120 đến 220 lít/người/ngày. Ở nông thôn thì từ 50 đến 100l/người/ngày. Trong thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, lưu lượng thường lấy bằng 90 đến 100% tiêu chuẩn cấp nước (theo Trần Đức Hạ, 2006) hoặc bằng 80% tiêu chuẩn cấp nước (theo Nguyễn Văn Phước, 2010). Lượng nước thải sinh hoạt của các cơ sở dịch vụ, công trình công cộng phụ thuộc vào loại công trình, số người hoạt động, phục vụ,…Tiêu chuẩn thải nước của các lĩnh vực này được thể hiện 
 
Đặc trưng nước thải sinh hoạt có hàm lượng rất lớn các chất hữu cơ (từ 52- 70% tổng lượng chất bẩn), có khoảng 30- 48% các chất vô cơ, có nhiều vi sinh vật( cả vi sinh vật gây bệnh). Đồng thời trong nước thải cũng có lượng lớn vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất bẩn trong nước thải nó rất cần thiết cho quá trình xử lý nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt chứa có thành phần dinh dưỡng rất cao. Đôi khi lượng chất dinh dưỡng này vượt quá tỉ lệ tối ưu cho quá trình xử lý nước thải sinh hoạt trong các công trình sinh học theo tỉ lệ BOD5: N: P là 100:5:1. Nồng độ các chất ô nhiễm được thể hiện trong bảng sau: 
 
Thiết kế xử lý nước thải sinh hoạt

(Nguồn: Hoàng Huệ- Xử lý nước thải sinh hoạt)
Qua số liệu bảng trên ta thấy hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao trong nước thải sinh hoạt. Qua bể tự hoại nhưng vẫn còn khá cao, mặc dù đã giảm đáng kể.
Các yếu tố như tiêu chuẩn cấp nước, đặc điểm hệ thống thoát nước, điều kiện trang thiết bị vệ sinh,…quyết định đến thành phần nước thải chay đến trạm xử lý nước thải sinh hoạt.
Trong nước thải sinh hoạt tổng số coliform từ 106- 109 MPN/100ml, fecal coliform từ 104 đến 107 MPN/100ml. Tổng hợp các yếu tố trên thì nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn ô nhiễm chính đối với môi trường nước. Việc xử lý nước thải sinh hoạt là nhu cầu thiết yếu hiện nay.

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Có nhiều công trình được áp dụng cho xử lý nước thải sinh hoạt khác nhau. Việc lựa chọn các công trình xử lý phải dựa vào rất nhiều yếu tố  về lưu lượng, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải và mức độ xử lý. Xử lý nước thải sinh hoạt có thể áp dụng các phương pháp cơ học, công trình sinh học trong điều kiện tự nhiên, phương pháp sinh học trong các công trình nhân tạo, khử trùng nước thải, các phương pháp xử lý bùn cặn.
Có các công trình để lựa chọn như các công trình xử lý nước thải sinh hoạt trong đất hay hồ sinh học. Các công trình này đòi hỏi diện tích rất lớn vì thế trong điều kiện hiện nay thì phương pháp này chưa được áp dụng nhiều để xử lý nước thải sinh hoạt tại các thành phố lớn, cũng như khả năng áp dụng trong khu dân cư cũng gặp nhiều khó khăn.
-         Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt trong đất : có quá trình lọc chậm, lọc nhanh, lọc ngập nước trên mặt. Tốc độ lọc và phạm vi ứng dụng phương pháp này còn tùy thuộc vào từng loại đất khác nhau và còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như đất, thực vật và tính chất nước thải.
-         Hồ sinh học : có hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, ở đấy sẽ diễn ra quá trình chuyển hóa các chất bẩn. Quá trình này tương tự như quá trình tự làm sạch trong tự nhiên nhờ vi khuẩn và tảo. có các loại hồ như : hồ sinh học hiếu khí, tùy nghi hoặc kị khí, có thể hoạt dộng liên tục hoặc gián đoạn. Ngoài ra còn có hồ làm thoáng nhân tạo (hiếu khí hoặc tùy nghi) được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt.
Dựa vào phân tích và kết quả ở các bảng đánh giá về thành phần, tải lượng cũng như tính chất nước thải sinh hoạt từ nhiều tác giả khác nhau. Tuy nhiên các số liệu cũng không chênh lệch nhiều lắm, nó có khoảng giá trị nhất định. Dù thế nào thì nó vẫn vượt quá quy chuẩn cho phép. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt sau đây là dựa trên nghiên cứu và lựa chọn các công trình phù hợp với cả tính kinh tế và kỹ thuật.
 
Hãy liên hệ công ty môi trường Ngọc Lân nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về nước thải sinh hoạt. quý khách sẽ được tư vấn miễn phí về công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt và tham quan các công trình tiêu biểu mà công ty đã thực hiện
Xem them : 
http://congtymoitruongngoclan.blogspot.com/2014/05/thiet-ke-xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat.html
Lần sửa cuối bởi nongtinh3 - 15/05/2014 lúc 03:23 PM - Lý do:
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong