Thành Viên Cấp: 9
Tham gia: 01:16, 20/03/2013
Bài gửi: 928
Được cảm ơn: 0 lần
|
Xử lý nước thải sản xuất nước giải khát
Nước giải khát chúng tôi giới thiệu ở đây chỉ bao gồm các sản phẩm chính là các loại nước ngọt, sữa tươi, sữa chua, trà sữa, nước trái cây…..Trung bình mỗi người Việt Nam uống khoảng 3 lít nước giải khát không cồn/năm, so với người Philippinnes là 50 lít/năm. Những năm đầu hội nhập, thị trường nước giải khát có gas ở nước ta hầu hết do các đại gia như Cocacola, Pepsi chiếm lĩnh. Gần đây thị trường nước giải khát không gas, nước trái cây tăng rất mạnh. Nắm bắt được điều này các doanh nghiệp trong nước đã lấy lại được thị phần nước giải khát trong nước bằng những sản phẩm rất độc đáo, thân thiện và đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng như: trà xanh không độ, thảo mộc Dr Thanh, sữa đậu nành Tribeco, xá xị Chương Dương, sữa tươi Vinamil, sữa chua vinamil…..Các đại gia khác như Cocacola, Pepsi, URC cũng ráo riết tung ra các sản phẩm trà xanh C2, cam ép Twister, sữa đậu nành, nước trái cây các loại.. nhằm khẳng định vị thế của mình. Bên cạnh đó thì trong quá trình sản xuất đã thải ra một lượng nước thải, để tránh gây ô nhiễm thì các doanh nghiệp sản xuất cần có hệ thống xử lý nước thải
Nước thải sản xuất nước giải khát có thành phần chủ yếu là các nguyên liệu trong quá trình sản xuất với nồng độ thấp phát sinh từ quá trình rửa thiết bị, từ sự rò rỉ được phép của thiết bị công nghệ, hay từ quá trình thải bỏ các sản phẩm bị hư hỏng không đạt chất lượng do quá trình bảo quản và vận chuyển. Ngoài ra, nước thải sản xuất còn bao gồm một thành phần nhỏ nước thải lò hơi, từ máy làm lạnh, và dầu mỡ rò rỉ từ các thiết bị động cơ. Các chỉ số cần quan tâm đối với nước thải sản xuất là BOD, COD, chất rắn lơ lửng SS, Nitơ, và Phốt pho.
Hàm lượng hữu cơ BOD cao trong nước thải thích hợp với biện pháp xử lý sinh học kỵ khí kết hợp sinh học hiếu khí, thiếu khí. Nước thải sau khi được xử lý bằng phương pháp cơ học (song chắn rác thô, máy tách rác mịn) và phương pháp hóa lý (điều chỉnh pH), được xử lý tiếp bằng phương pháp sinh học kỵ khí với hiệu suất xử lý BOD và COD, Photpho lên đến 80%, và tiếp tục được đưa xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí để xử lý 50% lượng BOD và COD còn lại, phương pháp thiếu khí khử N, giúp nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường.
Phương pháp sinh học kỵ khí có nhiều ưu điểm cơ bản như: tiêu thụ rất ít năng lượng, nồng độ bùn hình thành ít, có khả năng chịu được tải trọng hữu cơ (BOD, COD) cao, nhu cầu dinh dưỡng thấp. Do đó, đối với các loại nước thải nước giải có nồng độ chất hữu cơ cao thì phương pháp sinh học kỵ khí , hiếu khí và thiếu là phương pháp nên được lựa chọn.
1.SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
[COLOR=#333333][FONT=Arial]
2. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ:
Nước thải từ các phân xưởng sản xuất theo mạng lưới thoát nước riêng dẫn đến bể thu gom nước thải. Phía trước bể gom chúng tôi dặt song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn trong nước thải. Phía sau bể gom là lưới rác tinh để lược bỏ các tạp chất có kích thước nhỏSau đó nước tự chảy xuống bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Sau đó nước thải được bơm qua bể trugn hòa để trung hòa lượng pH trong nước thải. Tiếp theo, nước thải được bơm từ bể trung hòa vào bể UASB. Tại bể UASB, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí —> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
Sau bể UASB nước thải được dẫn qua cụm bể anoxic và aerotank. Bể anoxic kết hợp MBBR được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-. Nước sau cụm bể anoxic – MBBR tự chảy vào bể lắng. Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể anoxic, một phần được đưa đến bể chứa bùn. Tiếp theo, nước trong chảy qua bể trung gian được bơm lên bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn lại, đồng thời khử trùng nước thải. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật. Bùn ở bể chứa bùn được được bơm qua máy ép bùn băng tải để loại bỏ nước, giảm khối tích bùn. Bùn khô được cơ quan chức năng thu gom và xử lý định kỳ. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.
Liên hệ công ty môi trường Ngọc Lân để được tư vấn miễn phí nếu quý khách có nhu cầu xây dựng [I]Xử lý nước thải sản xuất nước giải khát.
Xem them : http://xulymoitruong.com/xu-ly-nuoc-thai-san-xuat-nuoc-giai-khat-1929/
https://sites.google.com/site/vayngu24h/
|