banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: GIẢI ĐÁP CHO SINH VIÊN
Gửi lúc 10/06/2014, 04:42 PM
Chủ đề này đã có 1005 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành Viên Cấp: 2
Tham gia: 10:10, 31/07/2013
Bài gửi: 298
Được cảm ơn: 1 lần
Thận trọng với bệnh sỏi thận
Thông tin mua bán Liên Hệ:

Sỏi thận là bệnh thường gặp, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh rất phức tạp, nếu phát hiện muộn, trị liệu không đúng cách có thể để lại hậu quả khó lường.

Sự hình thành sỏi thận
Theo cố GS. Ngô Gia Hy sỏi thận chiếm 40% sỏi đường tiết niệu. soi than 1 bên nhiều hơn 2 bên, 4/5 thuộc nam giới, nhiều nhất ở tuổi 20-30.

Cơ chế sinh sỏi thận
Con người có 2 quả thận, hình hạt đậu trắng, nằm cạnh cột sống, sau phúc mạc, từ đốt sống ngực 12 đến đốt sống lưng số 3, nặng 130g (nữ) đến 150g (nam). Quả thận gồm: Bao thận (là màng liên kết có thể tách khỏi nhục thận) và nhục thận (gồm phần tủy ở trong, phần vỏ ở ngoài).
Thận được chia thành nhiều thùy, mỗi tháp là 1 thùy, liên hệ với các đài thận. Các đài thận đổ vào bể thận, sỏi thận muốn hình thành nhờ 2 yếu tố: Chất Mucoprotein (như chất keo dính các tinh thể với nhau) và các tinh thể hòa tan trong nước tiểu (calci oxalat và phosphat, urat, cystin, magnesium…). Tuy nhiên cơ chế sinh ra sỏi thận rất phức tạp. Yếu tố thuận lợi làm sỏi thận hình thành là sự cô đặc quá mức của nước tiểu, pH thay đổi, uống ít nước, nhiễm khuẩn…

Một số nguyên nhân gây sỏi thận
- Di truyền (như sỏi cystin, urat…)

than hu

- Các dị tật bẩm sinh (hẹp chỗ nối bể thận - niệu quản, hẹp niệu quản, thận móng ngựa, thận đa nang)

- Nội tiết (cường tuyến cận giáp)

- Dùng thuốc (như vitamin D và corticoid)

- Địa dư và khí hậu (vùng nhiệt đới, nơi có nhiều đá vôi, nước uống nhiều calci)

- Chế độ ăn (ăn nhiều purin, calci oxalat hay phosphat) và các nguyên nhân khác (nhiễm khuẩn, đặc biệt là proteus, nằm bất động lâu ngày, uống không đủ nước…).
Số lượng sỏi trong thận có thể ít (1-2 hòn) hay nhiều (hàng trăm), nhỏ (bằng hạt cát) hay to (hàng trăm gam). Có thể tròn nhẵn (trong nhu mô thận), tam giác hay đa giác (trong bể thận). Theo phân tích của Hà Hoàng Kiệm (năm 2005) thì sỏi calci nhiều nhất (80-85%), urat 8-10%. Nam giới bị sỏi calci nhiều hơn nữ (84% so với 58%).

Triệu chứng biểu hiện
Nơi hòn sỏi trú ngụ, đường tiết niệu bị kích thích đưa đến co thắt, bóp chặt hòn sỏi dẫn đến tắc đường tiểu, hậu quả là nước tiểu ứ đọng, gây tăng áp lực đột ngột ở đài - bể thận làm nên các cơn đau quặn thận (cơn đau bão thận). Đầu tiên chỉ đau ê ẩm vùng thắt lưng, đau tăng lên khi vận động nặng, đi đường dài, đạp xe…

Những dấu hiệu của cơn đau quặn thận
Đau: Tính chất đau dữ dội, mãnh liệt, cảm giác bị co thắt bên trong, lăn lộn, không nằm ở tư thế nào để giảm đau, nôn và buồn nôn. Vị trí: Vùng hố sườn lưng 1 bên hay 2 bên cả vùng hạ sườn. Tức nói khi vỗ vào hố lưng, có thể sờ thấy thận nếu to, chạm thận-bập bềnh thận dương tính. Hướng lan: Từ hố thắt lưng lan xuống dưới hoặc ra phía trước đến hố chậu rồi bộ phận sinh dục ngoài và mặt trong đùi.
Tiểu tiện: Tiểu máu, sau cơn đau quặn thận, máu toàn bãi, thường tái phát khi bệnh nhân rung chuyển nhiều và mạnh, đỡ dần khi nghỉ ngơi. Ngoài máu có thể tiểu ra mủ (dấu hiệu cần nghĩ đến sỏi thận), tiểu buốt hay gắt (nếu viêm đài - bể thận).
Sốt: Sốt cao, rét run nếu có viêm đài - bể thận. Để chắc chắn cần xét nghiệm nước tiểu: Tìm các tinh thể (calci oxalat hay phosphat, acid uric, citrat, magnesium…), đo pH, cấy nước tiểu. Siêu âm, chụp thận UIV, UPR hay không chuẩn bị. Xét nghiệm máu: Định lượng hormon tuyến cận giáp, công thức máu.

Điều trị sỏi thận
Điều trị tốt nhất khi sỏi thận đường kính dưới 2mm bởi sỏi có khả năng theo nước tiểu ra ngoài. Thực tế cho thấy xử trí sỏi thận không đơn giản vì tùy thuộc vào vị trí, kích thước, số lượng và thành phần hóa học của sỏi.
Nội khoa: Khi sỏi dưới 2mm
Tùy kháng sinh đồ mà lựa chọn kháng sinh. Để giảm đau nên dùng các thuốc chống co thắt cơ trơn hoặc các thuốc giảm đau không steroid. Uống nước từ 1,5-2 lít/ngày.
Các thuốc làm tan sỏi:
- Sỏi calci (oxalat và phosphat): Succinimid gói, bắt đầu 3-4 gói/ngày, uống trước bữa ăn hay Hydrochlorothiazid từ 25-50mg x 1-2 lần/ngày. Ăn ngũ cốc, thức ăn động vật (trừ sữa, tôm, cua), có thể uống thêm Phosphoric hay muối Amonium (NH4Cl).
- Sỏi urat: Piperazine cốm 2-4 muỗng cà phê/ngày, uống xa bữa ăn hay Trometanol, nếu thất bại thì dùng thêm Allopurinol 300mg/ngày. Kiềm hóa nước tiểu bằng dung dịch Shohl 20ml x 2 lần/ngày hay Bicarbonat, Citrat. Uống nước rau quả tươi, khoai tây, ăn ít cơm và bánh mì.
- Sỏi cystin: Shohl 30ml x 4 lần/ngày hay Tropomin. Các thuốc khác: Kim tiền thảo, thạch kim thang (Avisan), Urosiphon… Chế độ ăn nhiều vitamin A vì thiếu sẽ giảm bài tiết muối khoáng.

Ngoại khoa
Tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da hay nội soi, nội soi gắp sỏi, cắt tuyến cận giáp nếu cường. GS. Tim Leighton (Anh Quốc, 2004) nghiên cứu ống nghe để nghe tiếng vỡ của sỏi thận được tán bằng sóng siêu âm, tránh tán lại không cần thiết và chụp X-quang.
Một số biện pháp phòng riêng cho từng loại sỏi: Sỏi canxi oxalat, trị 1 số nguyên nhân thường gặp (cường tuyến cận giáp, tiêu hủy xương…) hạn chế ăn củ cải đường, chocolate, tôm, cua. Sỏi urat thì hạn chế thịt, phủ tạng động vật, bia… Tránh nhiễm trùng đường tiểu, không nằm hay ngồi nhiều, dư cân phải giảm trọng lượng, uống nhiều nước, thử nước tiểu định kỳ.

icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong