banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: KHOA HỌC THỦY LỢI
Gửi lúc 16/06/2014, 04:26 PM
Chủ đề này đã có 992 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành Viên Cấp: 9
Tham gia: 01:16, 20/03/2013
Bài gửi: 928
Được cảm ơn: 0 lần
hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 1
Thông tin mua bán Liên Hệ:
  1. Xác định nguồn thải
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh thừ các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư như: Khu vực đô thị, trung tâm thương mại, cơ quan, công sở…Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt như BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Trong nước thải có chứa các vi sinh vật gây bệnh cho con người là các nhóm vi khuẩn, virut, nguyên sinh bào và giun sán.
2. Bảng thành phần tính chất nước thải
Bảng thành phần tính hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với lưu lượng 10000m3/ngày
Nước thải đầu vào: Nước thải đầu ra:
 
 
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt  lưu lượng 10000m3/ngày
 
Qua bảng trên ta nhận thấy rẳng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt rất lớn gấp nhiều lần QCVN 40-2011/BTNMT. Cần tìm phương pháp xử lý phù hợp và hiệu quả nhất.
3 Lựa chọn công nghệ xử lý
Để xử lý nước thải sinh hoạt có rất nhiều công nghệ xử lý hiện đại ít tốn kém mà mang lại hiệu quả xử lý cao như: Công nghệ mương oxi hóa, công nghệ MBR, SBR, AAO, MBBR, Unitank…Trong số đó công nghệ AAO có khả năng được chấp nhận trong nhiều trường hợp. Công nghệ AAO được xem là tiên tiến so với công nghệ aeroten truyền thống nhờ khả năng xử lý đồng thời chất hữu cơ, N và P, sinh ra ít bùn hơn và bùn lắng tốt, vận hành đơn giản và tiết kiệm năng lượng. Hiện tại ở Việt Nam xử lý nước thải bằng công nghệ AAO đã được triển khai ở một số nơi như Trung tâm Hội nghị quốc gia, Khu đô thị Mỹ Đình 2 (Hà Nội).
Sơ đồ công nghệ xử lý
 
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt  lưu lượng 10000m3/ngày

 

Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước thải sinh hoạt đầu vào qua tách rác thô đi vào trạm bơm và được bơm qua bể lắng cát thổi khí, rồi tự chảy qua bể lắng sơ cấp và qua phần xử lý sinh học bằng công nghệ AAO với 3 vùng anaerobic, anoxic và oxic liên kết nhau. Phần xử lý sinh học là công nghệ lõi có nhiệm vụ xử lý chất hữu cơ và đặc biệt là N và P. Tiếp tục nước thải sinh hoạt tự chảy qua bể lắng thứ cấp, qua khử trùng bằng clo trước khi thải ra sông.
Rác thô tách được chứa tạm thời ở thùng chứa rồi chuyển đi bãi chôn lấp. Cát từ bể lắng cát thổi khí chuyển đến sân phơi cát để tái sử dụng. Bùn từ bể lắng sơ cấp được đưa đến bể lên men yếm khí, rồi tới bể chứa. Bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp được trạm bơm bùn hoạt tính bơm một phần tuần hoàn vào bể anaerobic, còn lại được bơm đến bể lắng trọng lực, rồi tới bể methane cho lên men yếm khí thu biogas và giảm lượng bùn thải. Bùn ở bể methane được chứa tạm thời ở bể chứa rồi được tách nước bằng máy ép bùn băng tải. Bùn khô được xe tải chuyển đi bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc sản xuất phân compost.
- Nước thải sinh hoạt theo hệ thống thu gom tập trung được thu về hệ thống xử lý mà đầu tiên là đi qua song chắn rác, rác sau khi thu gom sẽ được đem đi chon lấp hoặc tái chế. Trong trường hợp thiết kế không nhất thiết cần song chắn rác tinh mà chỉ cần song chắn rác thô vì đã có bể lắng sơ cấp.
- Sau khi qua SCR nước tiếp tục được bơm qua bể lắng cát thổi khí rồi tự chảy qua bể lắng sơ cấp. Để đảm bảo cho quá trình vận hành cần 2 bể lắng cát thổi khí, trong đó 1 bể lắng cát thổi khí để dự phòng. Tại bể lắng cát có thể loại bỏ cặn có kích thước từ 0,21 mm trở lên với hiệu quả gần 100 %, còn cặn có kích thước 0,1 – 0,2 mm thì hiệu quả chừng 65 – 75% . Nước tại bể lắng cát sẽ được chảy tràn sang bể điều hòa và bể lắng sơ cấp.
- Bể điều hòa có tác dụng điều hào về lưu lượng, mực nước tối thiểu trong bể điều hòa tùy theo phương thức làm thoáng nhưng thường mong muốn duy trì ở 1,5 – 2,0 m. Bể điều hòa được làm thoáng cưỡng bức bằng hệ thống sục khí với đầu sục khí tạo bọt khí thô, độ dốc đáy bể điều hòa khoảng 3:1 – 2:1. Nước từ bể điều hòa sẽ chảy tràn sang bể lắng sơ cấp – làm thoáng sơ bộ. Quá trình xử lý nước tại bể lắng sơ cấp-bể làm thoáng sơ bộ phải đảm bảo sao cho nồng độ của SS < 150 mg/l để đảm bảo thích hợp cho quá trình xử lý ở bể AAO.
- Tại cụm bể AAO nước thải được bằng phương pháp Yếm khí và Thiếu khí:
+ Quá trình Anaerobic (Quá trình Yếm khí):Trong các bể Yếm khí xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và các chất dạng keo trong nước với sụ tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí.Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, vi sinh vật kỵ khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành các hợp chất ở dạng khí. Quá trình Yếm khí sẽ làm giảm được đáng kể

Công ty môi trường Ngọc Lân tư vấn miễn phí Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt  lưu lượng 10000m3/ngày

Trich nguôn: 
http://congtymoitruongngoclan.blogspot.com/2014/06/thiet-ke-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-sinh.html
Lần sửa cuối bởi nongtinh3 - 16/06/2014 lúc 04:27 PM - Lý do:
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong