Với lợi thế về đất đai và khí hậu thích hợp phát triển các loại cây công nghiệp, nhiều vùng đất nước ta tập trung phát triển cây công nghiệp lâu năm, nhất là các vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, cây cao su là một trong số đó và làm cho ngành công nghiệp chế biến cao su ngày càng phát triển và cho ra nhiều sản phẩm chất lượng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Cũng chính quy trình, công nghệ sản xuất mà đã phát sinh một lượng lớn nước thải mà bắt buộc doanh nghiệp tham gia sản xuất phải có
hệ thống xử lý nước thải cao su để bảo vệ môi trường và con người. Quy trình chế biến mủ cao su chủ yếu tập trung vào ba loại là: chế biến mủ nước, mủ ly tâm hoặc mủ tạp. mỗi loại sẽ cho ra thành phần và tính chất nước thải với các chỉ tiêu ô nhiễm gần như nhau, duy chỉ khác nhau về nồng độ ô nhiễm. Chính vì thế,
công nghệ xử lý nước thải cao su cũng sẽ khác nhau và phụ thuộc vào loại mủ, quy trình và sản phẩm tạo thành. Trong nước thải chế biến cao su nói chung chủ yếu ô nhiễm chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, cát, cao su thừa tồn tại ở nhiều dạng khác nhau…thể hiện thông qua các chỉ tiêu BOD, COD, N, P, SS.
Trong nước thải cao su hàm lượng pH khá thấp, do phải dùng acid để đánh đông cao su trong các công đoạn sản xuất. Và sau khi đánh đông, cao su được chuyển đi, phần nước thải cong lại chứa hàm lượng acid rất lớn chảy hết vào trạm xử lý nước thải. Cần phải trung hòa nước thải trước khi cho vào các công trình xử lý sau xử lý cơ học. Để
xử lý nước thải cao su thì ta cũng áp dụng kết hợp các phương pháp cơ học và sinh học. Các công trình được sử dụng như bể gạn mũ, bể lắng cát, điều hòa, bể sinh học kỵ khí (UASB) + thiếu khí (Anoxic) + hiếu khí (Mương oxy hóa, SBR, MBBR, MBR,…). Tùy theo tính chất, tải lượng ô nhiễm ta sẽ có những lựa chọn các công trình phù hợp để xử lý vừa đem lại hiệu quả về kinh tế và hiệu suất cao về kĩ thuật.
Để hiểu rõ qui trình khách hàng có thể gọi cho
công ty môi trường ngọc lân để được tư vấn về hệ thống xử lý nước thải cao su một cách kỹ lưỡng hơn