banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: KHOA HỌC THỦY LỢI
Gửi lúc 21/06/2014, 10:16 AM
Chủ đề này đã có 960 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành Viên Cấp: 9
Tham gia: 01:16, 20/03/2013
Bài gửi: 928
Được cảm ơn: 0 lần
Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm - Với nhu cầu ngành may mặc ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng. Để cung ứng được các nguồn nguyên liệu đáp ứng cho ngành may mặc, ngành công nghiệp dệt nhuộm phải phát triển vượt bậc, cũng như phải đa dạng hóa các sản phẩm dệt nhuộm. Ngành công nghiệp này đang là một trong số ngành mang lại lợi nhuận khá cao cho doanh nghiệp và cũng có nhu cầu xả thải khá cao khi lưu lượng lớn và nồng độ nhiễm hết sức đặc trưng và biến động. 
Quy trình dệt nhuộm thường khác nhau theo nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng, sau đây là quy trình tổng quát công nghệ dệt nhuộm: Làm sạch nguyên liệu =>Chải =>Kéo sợi thành ống, mắc sợi=> Hồ sợi=> Rũ hồ=> Nấu vải=> Tẩy trắng=>Giặt=> Làm bóng=> Nhuộm=> In hoa=> Giặt=> Hoàn tất, văng khổ=> Thành phẩm. 
Trong thành phần  nước thải dệt nhuộm tồn tại chủ yếu là 3 thành phần ô nhiễm: chất gây độc, chất khó phân hủy sinh học, chất ít độc và có thể phân hủy sinh học. Hỗn hợp nước thải sẽ tồn tại các chỉ tiêu ô nhiễm pH, Nhiệt độ, BOD, COD, SS và Độ màu. 
 
Để  xử lý nước thải dệt nhuộm thì cần căn cứ vào các yếu tố ô nhiễm, nồng độ ô nhiễm, lưu lượng cũng như các tỉ lệ BOD: N:P hay tỉ lệ BOD/COD để có các điều chỉnh hay lựa chọn công trình thích hợp. 
Nhìn chung vẫn là các công trình xử lý hóa lý (keo tụ- tạo bông, trích ly) và các công trình sinh học (như MBR, MBBR, SBR, Aerotank, hoặc kết hợp các công trình). Ngoài ra còn các công trình phụ và công trình xử lý độ màu chuyên biệt. Xử lý màu là vấn đề khó hiện nay bởi nồng độ cao và thay đổi liên tục theo quy trình sản xuất nhưng vẫn trên cơ sở bẻ gãy liên kết tạo màu tạo thành các hợp chất đơn giản và có thể vô cơ hóa các hợp chất này hoặc thu lại ở dạng bùn. 
Thực tế cho thấy là ta cần áp dụng các công trình xử lý hóa lý trước khi sử lý sinh học. Nhiều công trình áp dụng xử lý sinh học trước hóa lý đã đi ngược lại lý thuyết cũng như nghiên cứu thực tế làm cho hiệu quả xử lý kém và hầu hết là không đạt quy chuẩn xả thải QCVN 13: 2008/BTNMT. Và Công ty dệt may Phong Phú là một trong số đó( bây giờ đã được  Công ty môi trường Ngọc Lân cải tạo).
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong