Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế thị trường là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi ngành kinh tế, trong đó có ngành chế biến lương thực, thực phẩm tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành này cũng tạo ra một lượng lớn chất thải rắn, khí, lỏng… là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường chung của đất nước. Cùng với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thì ngành giết mổ cũng trong tình trạng đó.
Hầu hết các công đoạn đều phát sinh nước thải, đặc biệt là các khâu vệ sinh, tắm, thọc huyết, lấy lòng, chẻ đôi, rửa,…các công đoạn này phát sinh lượng lớn nước thải với nồng độ ô nhiễm các chất cao.
Tính chất nước thải:
Trong
nước thải giết mổ gia súc bị ô nhiễm cao các chỉ tiêu BOD và COD. Ngoài ra các chỉ tiêu như dầu mỡ, N, P và SS cũng khá lớn và vượt chuẩn nhiều lần. COD khoảng 3000mg/l; BOD= 2000mg/l; P khoảng 30; các chỉ tiêu SS, N, Dầu mỡ vượt chuẩn từ 8- 15 lần tùy vào nhà máy.
Quy trình xử lý nước thải giết mổ gia súc:
Nước thải=> Hố thu=> Lưới chắn rác tinh=> Tuyển nổi DAF=> Điều hòa=> Bể UASB=> Bể Anoxic=> Bể MBBR=> Bể lắng=> Bể trung gian=> Bể lọc=> Nguồn tiếp nhận.
Nước thải ô nhiễm được đặc trưng bởi các chỉ tiêu COD, BOD, SS, N, P khá cao nên ta phải sử dụng bể kị khí để giảm nồng độ ô nhiễm. Nước thải sau bể kị khí qua bể thiếu khí Anoxic rồi mới đến bể hiếu khí MBBR, vì vậy vi sinh vật sẽ không bị shock khi chuyển từ môi trường kị khí sang hiếu khí. Đồng thời quá trình này còn góp phần tăng thêm hiệu suất xử lý N, P.
Công ty môi trường Ngọc Lân nhận
Xử lý nước thải giết mổ gia súc gia cầm