Việt Nam hiện đang được xếp vào nhóm các quốc gia có khả năng và năng lực cạnh tranh cao trong ngành thủy sản. Việt Nam đứng vị trí thứ 5 thế giới về sản xuất và xuất khẩu thủy sản.
Theo thống kê - ước tính năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt mốc kỷ lục mới 6,8 tỷ USD. Theo VASEP, thành công này có được chủ yếu là nhờ sự tăng đột biến của mặt hàng tôm xuất khẩu. Bên cạnh nhu cầu tieu dùng và nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng thì đã có sự xuất hiện nhiều nhà máy chế biến thủy sản, vì vậy lượng nước thải của ngành cũng được thải ra môi trường một lượng lớn nước thải gây ảnh hương tới môi trường sống khi chưa được xử lý hiệu quả.
- các chỉ tiêu của nước thải thủy sản
Thành phần, tính chất nước thải thủy sản chứa hàm lượng COD,BOD cao và có chứa thành phần dầu mỡ động vật và thành phần chất thải rắn trong quá trình chế biến được thải ra như : da,vảy, xương, đầu các loại thủy sản.
- quy trình chế biến ngành thủy sản
- Quy trình công nghệ xử lý nước thải thủy sản
- Nước thải sẽ được dẫn qua song chắn rác đi vào hố thu gom với mục đích là để giữ lại các vật có kích thước thô tại song chắn rác và sẽ được thu gom bằng biện pháp cơ khí hoặc biện pháp thủ công.
- Nước tiếp tục được dẫn qua bể diều hòa, tại đây bể có hệ thống cung cấp khí để điều hòa lưu lượng và chất lượng nước thải ổn định rồi cho qua bể xử lý kỵ khí. Tại đây, sẽ được sử dụng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí để xử lý hiệu quả hàm lượng N tổng, P tổng và một phần hàm lượng BOD,COD trong nước thải. - Sau đó nước tiếp tục được dẫn qua bể sinh học hiếu khí để xử lý triệt để hàm lượng COD,BOD hiệu quả nhất. Bùn sẽ được bơm qua bể lắng và một phần được lắng lại và dẫn ra bể chứa bùn rồi xử lý bùn. Còn một phần bùn được tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí để cung cấp chất dinh dưỡng cho VSV trong bể.
nước tiếp tục cho qua bể khử trùng,tại đây có thể dùng clo để xử lý các VSV,vi khuẩn có hại trong nước thải rồi cho phép xả ra ngoài môi trường đạt tiêu chuẩn.
Công ty môi trường Ngọc Lân chuyên nhận xử lý nước thải thủy sản trên toàn quốc