Công ty xử lý nước thải chế biến cà phê
Là đơn vị xuất săc trong xử lý nước thải chế biến cà phê như ETC phục vụ cho các dự án trọng điểm ở các vùng tây nguyên như bình phước - daklak, đồng nai.... trồng cây công nghiệp xả nguồn nước vào môi trồng chưa qua xử lý gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Nếu quý khách hàng có nhu cầu xin liên với công ty môi trường etc Hotline : 0903.983.932
Trong những năm gần đây, cà phê là một loại thức uống rất được ưa chuộng. Và chế biến cà phê là một nghành rất phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao, là mặt hàng xếp thứ hai sau gạo trong tổng kim ghạch xuất khẩu của nước ta. Đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập GDP của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển ngày một lớn mạnh đó thì lượng nước thải chế biến cà phê cũng ngày một tăng. Nước thải chế biến cà phê có chỉ số hàm lượng BOD, COD, SS cao, độ pH thấp, ngoài ra còn có các chất hữu cơ, Nitơ, photpho. . Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến con người và môi trường sống
• Nước thải từ các dây chuyền chế biến cà phê theo đường ống dẫn nước tới hố thu gom. Tại đây có sử dụng hệ thống các tầng lọc nhằm mục đích loại bỏ các loại tạp chất, các loại rác có kích thước lớn.
• Sau khi loại bỏ các loại rác, tạp chất, nước thải được đưa sang bể điều hòa. Bể điều hòa có lắp đặt các hệ thống khuấy trộn, liên tục làm việc để điều hòa nồng độ cũng như lưu lượng nước thải cho phù hợp, đồng thời cung cấp khi cho quá trình xử lý tiếp theo.
• Sau khi qua bể điều hòa, nước thải tiếp tục được đưa sang bể UASB. Xảy ra quá trình thủy phân kỵ khí, phân hủy một phần các chất hữu cơ có trong nước.
• Nước tiếp tục được chuyển sang bể aerotank ( bể MBBR). Nước thải tiếp tục phân hủy hiếu khí, xảy ra các quá trình photpho hóa và nitrat hóa. Sau khi
xảy ra quá trình xử lý sinh học hiếu khí, toàn bộ bùn hoạt tính, các hợp chất hưu cơ tan và không tan được xử lý tạo thành bông bùn di huyển hết qua bể bùn sinh học. Tại đây lượng bùn được thu gom và được đưa sang sân phơi bùn.
• Nước thải tiếp tục được đưa sang bể keo tụ tạo bông. Mục đích của việc này là xử lý độ đục,lượng cặn lơ lửng còn sót lại, vi sinh vật hay độ màu của nước.
• Sau đó, nước thải tiếp tục được đưa sang bể lăng lý hóa. Tại đây, toàn bộ lượng bùn, cặn sẽ lắng xuống đáy bể và được đưa ra ngoài.
• Cuối cùng, nước thải được đưa sang bể khử trùng. Sử dụng các hóa chất có tác dụng khử trùng nước như phèn, chlo.... nhằm mục đích tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn có hại có trong nước.
• Nước thải sau quá trình xử lý có thể được đưa đến nguồn tiếp nhận mà không gây ảnh hưởng đế môi trường cũng như sức khỏe con người.
Đặc biệt, đối với bã thải của quá trình chế biến cà phê có thể được dùng làm phân bón bón cho cây, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình xử lý nước thải và bã thải sau quá trình chế biến cà phê là một mô hình có tiềm năng, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa không gây ô nhiễm môi trường.
Để biết thêm về công nghệ cũng như sử dụng mô hình xử lý nước thải chế biến cà phê, hãy gọi điện đến công ty của chúng tôi. Tư vấn viên sẽ giúp bạn giải quyết mọi thắc mắc.
Chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến sự hài lòng và niềm tin yêu của quý khách.
|