Thành viên mới
Tham gia: 04:11, 21/06/2013
Bài gửi: 50
Được cảm ơn: 0 lần
|
Xử lý nước thải bằng phương pháp lý học
Nước thải thường chứa các hợp chất không tan dạng lơ lửng ví dụ như rác. Để tách những chất này ra khỏi nước lại, điều đầu tiên phải dùng các phương pháp cơ học như song chắn rác hoặc lưới chứa rác, sau đó lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực ly tâm và lọc. Tùy theo loại kích thước, tính chất lý hoác và nồng độ của các chất này trong nước thải mà mức độ cần làm sạch mà chọn phương pháp xử lý nước thải phù hợp. Bài viết này sẽ dừng lại ở phương pháp lý học.
Quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp lý học:
1. Song chắn rác:
Nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý cần thông qua song chắn rác. Tại đây, các hợp chất dạng không tan dạng lơ lửng có kích thước lớn như giẻ, vỏ đồ hộp, bao nilon… sẽ được giữ lại. Qua đó sẽ tránh cho nước thải bị tắc bơm trong đường ống hoặc kênh dẫn.
Tùy theo loại rác thải và kích thước khe hở, song chắn rác sẽ được phân thanh loại thô, trung bình và mịn.
Song chắc rác thô: khoảng cách giữa các thanh từ 60-100 mm
Song chắn rác mịn: khoảng cách giữa các thanh từ 10-25 mm
Song chắn rác có thể đặt cố định hoặc di động và được làm bằng kim loại, tiết diện của song chắn có thể là hình tròn, hình vuông hoặc hình hỗ hợp.
2. Lắng cát :
Bể lắng cát được thiết kế để tách các dạng chất hữu cơ dạng không tan có kích thước nhỏ hơn từ 0.2mm – 2mm ra khỏi nước thải, để đảm bảo an toàn cho ống bơm không bị sỏi cát, sỏi bào mòn làm tách đường ống dẫn và làm ảnh hưởng đến quy trình sinh học phía sau.
Bể lắng cát được chia làm 2 loại: Bể lắng ngang và bể lắng đứng. Ngoài ra, bể lắng cát thổi khí cũng giúp tăng hiệu quả lắng cát.
3. Lắng:
Bể lắng có trách nhiệm lắng các hạt cặn lơ lửng trong nước thải hoặc cặn được tao ra từ quá trình keo tụ tạo bông (bể lắng đợt 1) hoặc quá trình xử lý sinh học(bể lắng đợt 2). Theo dòng chảy, bể lắng được phân thành bể lắng ngang và bể lắng đứng.
4. Tuyển nổi:
Phương pháp nổi thường để tách các tạp chất (ở dạng rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng. Quá trình này còn được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt. Trong xử lý nước thải, quá trình tuyển nổi thường sử dụng để khử các chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm của phương pháp này là hoàn toàn khử các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn.
Quy trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng. Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi mà khối lượng riêng của các tập hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt nổi lên bề mặt.
|