banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: GIẢI ĐÁP CHO SINH VIÊN
Gửi lúc 14/04/2016, 04:15 PM
Chủ đề này đã có 671 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành Viên Cấp: 3
Tham gia: 08:23, 28/02/2013
Bài gửi: 349
Được cảm ơn: 0 lần
Cách phòng và chữa bệnh trĩ nội
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Chắc hẳn khi nhắc đến bệnh trĩ thì ai trong chúng ta đều biết đó là bệnh gì, những không phải ai cũng hiểu biết hết về bệnh trĩ.

Tổng quan về bệnh trĩ nội và cách phòng tránh, chữa trị bệnh

Có nhiều người mắc bệnh trĩ vì thiếu hiểu biết về căn bệnh này mà đã bỏ qua thời điểm "vàng" để điều trị bệnh trĩ tốt nhất. Dựa trên tính chất và biểu hiện của bệnh, trĩ được chia ra làm 3 loại: trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh trĩ nội, một loại trĩ gây nhiều khó chịu và nguy hiểm cho người bệnh nhất.

phuong-phap-phong-benh-tri
Phương pháp phòng bệnh trĩ hiệu quả

Trĩ nội là bệnh gì ?

Trĩ nội (Internal hemorrhoids): là bệnh mà các búi trĩ xuất phát từ những đám rối tĩnh mạch bị phồng lên ở bên trong hậu môn phía trên đường lược. Bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ:

Cấp độ 1: Búi trĩ phồng lên nhưng không sa ra ngoài. Ở cấp độ này, người bệnh có thể bị chảy máu khi đại tiện.

Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện và tụt vào ngay khi đi xong.

Cấp độ 3: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài khi đại tiện. Thường phải dùng tay đẩy vào.

Cấp độ 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn, dùng tay đẩy vào búi trĩ lại thò ra.

Trĩ nội tuy là bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng do xuất hiện ở khu vực “thầm kín”, cộng với tâm lý ngại, xấu hổ mà đa số những người mắc trĩ thường giấu bệnh và tự tìm cách chữa trị. Chỉ khi bệnh biến chứng nặng, ảnh hưởng lớn đến công việc, cuộc sống thường ngày và hoạt động “phòng the” thì người bệnh mới đi khám. Lúc này bệnh rất khó chữa và người bệnh sẽ có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý hậu môn – trực tràng nguy hiểm khác, thậm chí là phải sống chung với trĩ nội cả đời.

Xem thêm : bệnh trĩ có tự khỏi được không ?

Thủ phạm gây bệnh trĩ nội

Thủ phạm gây bệnh trĩ tuy chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Nhưng những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:

Táo bón hoặc lỵ: Thường thì những mô ở bên trong hậu môn được bơm đầy máu để giúp kiểm soát việc đi tiêu. Nếu như bạn ngồi hay rặn quá lâu khi đi tiêu, sẽ làm tăng áp lực trông ổ bụng và vùng xương chậu, làm cho các tĩnh mạch ở các mô phía trên đường lược bị mất độ đàn hồi và phồng lên, gây nên trĩ nội. Vì vậy, động tác rặn khi bị táo bón và tiêu chảy kinh niên là thủ phạm đầu tiên gây nên bệnh trĩ nội.

Mang thai và sinh con: Phụ nữ mang thai trong 6 tháng cuối thai kỳ cũng dễ mắc bệnh trĩ, nguyên nhân là do sức nặng của thai nhi gây áp lên các mạch máu ở vùng xương chậu khiến cho các mạch máu này bị giãn ra. Và động tác rặn khi sinh em bé là "động lực" để các mạch máu này tạo thành búi trĩ. Thường thì bệnh trĩ nội trong trường hợp này sẽ tự khỏi sau khi kết thúc kỳ thai sản.

Bệnh trĩ nội có những triệu chứng gì?

Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất ở độ 1 và 2. Triệu chứng này thường rất âm thầm và người bệnh chỉ phát hiện khi thấy máu thấm ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phận khi đi đại tiện. Càng về sau máu chảy càng nhiều và có dạng tia, nhỏ giọt hoặc cục máu đông. Nhiều trường hợp người bệnh phải đi cấp cứu vì mất máu quá nhiều.

Sa búi trĩ: Xuất hiện ở trĩ nội độ 3, sau triệu chứng chảy máu và người bệnh sẽ có cảm giác tồn tại dị vật ở hậu môn. Lúc đầu, sau mỗi lần đại tiện người bệnh sẽ thấy có một khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn và có thể tự tụt vào khi đại tiện xong. Càng về sau khối lồi đó càng to lên và không tự tụt vào sau khi đại tiện nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối lồi đó sẽ sa hẳn ra ngoài hậu môn.

Ngoài  hai triệu chứng trên, người bệnh sẽ thấy đau, ngứa và ẩm ướt ở khu vực quanh hậu môn. Đau nhiều khi ngồi và di chuyển.

Biến chứng của bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm như:

Tắc mạch: Thường xảy ra ở trĩ ngoại hơn trĩ nội. Có thể là do vỡ tĩnh mạch hoặc do hiện tượng đông máu trong lòng mạch máu. Khi soi hậu môn sẽ thấy búi trĩ có màu phớt xanh, kích thước to hơn hạt đậu, ấn vào thấy căng mọng và đau rát. Người bệnh sẽ thấy dễ chịu nếu được rạch lấy cục máu đông ra.

Nghẹt: Có thể nghẹt 1 phần hoặc toàn bộ hậu môn. Xảy ra khi búi trĩ hoặc vòng trĩ xa hẳn ra ngoài khiến mạch máu bi tắc và gây phù nề, do đó không thể tự thụt lại vào trong lòng hậu môn được. Khi thăm khám sẽ thấy mặt ngoài của vùng da quanh chỗ nghẹt có màu xám, mặt trong là niêm mạc màu nâu đỏ, sưng nề, rải rác có những nốt xám đen là do xuất hiện hiện tượng hoại tử.

Nhiễm khuẩn: Thường là viêm khe, viêm nhú, polyp hậu môn, nứt kẽ hậu môn.... Khi bị nhiễm khuẩn người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy hoặc nóng rát. Khi thăm khám người bệnh sẽ thấy rất đau, cơ vòng hậu môn thít chặt, giãn nở kém. Soi hậu môn thấy các nhú phù nề sưng to, màu trắng, các khe nằm giữa các búi trĩ bị loét nông và có màu đỏ.

Bội nhiễm: Nếu búi trĩ sa hẳn ra ngoài, máu chảy liên tục thì rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn bởi hậu môn là đường ra của phân và nước tiểu mà trong phân có vô số vi khuẩn gây bệnh.

Cách phòng và điều trị bệnh trĩ nội

Có câu nói "phòng bệnh hơn chữ bệnh", vì vậy các bạn nên thực hiện những phương pháp sau để phòng ngừa bệnh trĩ:

- Nên uống nhiều nước (trung bình là 2l/ngày), ăn sữa chua và rau quả xanh có nhiều chất xơ. Sẽ giúp nhuận tràng, tránh táo bón.

- Hạn chế sử dụng các chất gây kích thích đường tiêu hóa như rượu bia, café, nước có ga, các loại gia vị cay, nóng và nhiều dầu mỡ...Chúng chỉ khiến bụng của bạn thêm khó chịu thôi.

- Tập thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm cố định.

- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn và vừa sức.

- Không quan hệ tình dục bằng đường hậu môn.

Nếu bạn đã bị mắc bệnh trĩ nội thì nên đến phòng khám chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Đừng giấu bệnh và tự tìm cách chữa bệnh trĩ. Vì chỉ khiến bệnh thêm nặng và chuyển biến xấu đi thôi. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một vài bài thuốc đông y để đắp và xông hậu môn cho đỡ khó chịu. Nếu cần thêm thông tin bạn có thể tìm đến Phòng khám bệnh trĩ 575, số 575 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, TPHCM hoặc gọi điện tới số Hotline (08)66. 575. 575 để được tư vấn miễn phí.

icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong