banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 29/09/2016, 10:10 AM
Chủ đề này đã có 462 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Khó như tìm việc ở Hàn Quốc
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Giới trẻ Hàn Quốc đang tự gọi mình là thế hệ buộc phải từ bỏ năm giấc mơ bất kể họ làm việc chăm chỉ tới đâu: tình yêu, hôn nhân, con cái, quan hệ xã hội và nhà cửa.
Hằng năm, học sinh tốt nghiệp bậc trung học ở Hàn Quốc đều sẽ tham dự kỳ thi CSAT tổ chức vào ngày 13-11. Đây là kỳ thi quan trọng nhất tuyển đầu vào đại học theo tiêu chuẩn quốc gia sẽ quyết định tương lai các bạn trẻ Hàn Quốc. Thế nhưng tương lai sau đó cũng chưa hẳn đã xán lạn.
Kiem viec làm với mức lương khủng, tại những công ty có môi trường làm việc chuyên nghiệp.
 
Chỉ 59% sinh viên Hàn Quốc tốt nghiệp năm 2012 tìm được việc làm, số đó đã tính cả những người làm việc bán thời gian. Ngay những người có công việc toàn thời gian cũng không thật sự an tâm với “cần câu cơm” đang nắm giữ.
 
Theo báo Nikkei, bối cảnh xã hội Hàn Quốc với những cạnh tranh ngặt nghèo ngay từ kỳ thi đầu vào các trường đại học tới cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp đang trở thành áp lực hết sức căng thẳng với giới trẻ ở xứ sở kim chi.
 
“Ác mộng” thi cử
 
Chưa nói tới các cấp học cao, ngay từ tiểu học, phụ huynh ở Hàn Quốc đã phải đồng hành với con trong chuyện tìm cơ hội học hành. Không vào được trường công lập, nhiều người lựa chọn các trường quốc tế.
 
Trường Chadwick gần sân bay quốc tế Incheon ở ngoại ô Seoul là một ví dụ. Mặc dù chỉ được giới hạn 40% học sinh là người Hàn Quốc, nhưng trên thực tế có tới 80% học sinh ở đây là người bản địa.
 
(Xem thêm: Chuyện học của người Hàn Quốc)
 
Để con được nhập học trường quốc tế, có bậc cha mẹ phải chi tới 40 triệu won (36.560 USD) cho môi giới làm giả giấy tờ quốc tịch cho con.
 
Đường vào các trường cao đẳng, đại học tại Hàn Quốc càng gian nan hơn. Nhiều học sinh trung học chen chúc học thêm ở trường tới khuya, thậm chí lúc về nhà rồi vẫn học vì sợ không đủ sức đương đầu tỉ lệ “chọi” khắc nghiệt tại cấp đại học.
 
Để tránh áp lực cho con, nhiều bậc phụ huynh chọn cách đưa con ra nước ngoài học. Tùy theo khả năng kinh tế, nhà “có điều kiện” gửi con tới Mỹ, Canada và Anh.
 
Nhà ít tiền hơn chọn Úc và New Zealand, ít hơn nữa thì gửi sang các nước Đông Nam Á như Singapore, Philippines.
 
Những sinh viên không có điều kiện ra nước ngoài buộc phải vào những trường có chương trình đào tạo tiếng Anh để chuẩn bị vốn liếng sinh ngữ cùng các bằng cấp khác đảm bảo cơ hội có việc làm sau khi ra trường. Không ít bạn trẻ rơi vào tình trạng nợ nần vì không thể trang trải các khoản vay nợ sinh viên sau khi tốt nghiệp.
 
Về hưu bắt buộc ở tuổi 38
 
Ngoài một số thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự, ngày càng nhiều bạn trẻ Hàn Quốc vẫn phải sống phụ thuộc cha mẹ vì không tìm được việc. Vài năm trước, có một cụm từ khá phổ biến tại Hàn Quốc có nghĩa “về hưu bắt buộc ở tuổi 38”.
 
Ý nói về tình trạng nhiều nhân viên, ngay cả những người làm tại các công ty lớn, đã bị gây áp lực để phải nghỉ hưu khi qua tuổi 38, độ tuổi sung mãn trong sự nghiệp của đời người. Tình trạng đó vẫn còn rất phổ biến.
 
Vì thế gần đây có hiện tượng các cửa tiệm “gà rán” mọc như nấm tại Hàn Quốc của người trung niên và cao tuổi. Góp một phần không nhỏ nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh này còn có các bạn trẻ.
 
Nguồn: http://www.tuoitre.vn

icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong