banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 30/09/2016, 10:26 AM
Chủ đề này đã có 473 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Xây dựng tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật cho người lao động
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Xây dựng tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật cho người lao động; phải uốn nắn ngay từ những ngày đầu, dần dần tạo thành ý thức tự giác
Công ty quý khách đang cần tuyển dụng nhân sự, hãy nhanh click vào link để tìm ứng viên nào.
 
“Khi tuyển anh K., tôi đặc biệt chú ý đến bản nhận xét trong thời gian anh làm việc tại Nhật Bản. Những gì thể hiện trong đó cho thấy anh là người giỏi chuyên môn, nghiêm túc trong công việc. Thế mà không hiểu tại sao làm việc trong môi trường trong nước, anh lại đánh mất những tố chất tốt đẹp ấy”. Một người quen của tôi, ông Lê Hùng Phương, Giám đốc sản xuất Công ty Cơ khí T.K (quận Bình Tân, TP HCM), không giấu vẻ thất vọng khi kể về việc công ty vừa xử lý kỷ luật sa thải đối với anh N.M.K.
 
Hậu quả của sự nuông chiều
 
Đây không phải lần đầu anh K. phạm lỗi. Anh K. vi phạm quy định của công ty trong việc không cúp cầu dao khi xử lý sự cố gãy lưỡi dao máy cắt. Rủi cho anh hôm đó, một chuyên gia của đối tác nước ngoài đi kiểm tra. Họ phát hiện và yêu cầu công ty xử lý triệt để. “Tôi muốn làm cho nhanh và nghĩ việc lắp lưỡi dao cũng đơn giản. Hơn nữa, khi lưỡi dao gãy thì rờ-le tự động ngắt điện nên làm sao mà xảy ra sự cố được?” - anh K. viết trong bản tự kiểm. Tuy nhiên, các thành viên trong hội đồng kỷ luật không đồng tình với giải thích này.
 
Đeo khẩu trang là một trong những bài học đầu tiên công nhân phải học khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi vải Ảnh: THANH NGA
 
Đáng chú ý là ý kiến của một công nhân (CN) cùng tổ với anh K. Người này phát biểu: “Hình như anh K. ỷ mình giỏi, từng làm việc ở một nước tiên tiến như Nhật Bản nên rất coi thường các quy định của công ty. Trong việc này, tôi thấy lãnh đạo cũng có trách nhiệm vì không nghiêm khắc với anh K. Có những sự việc chúng tôi làm sai thì bị nhắc nhở, lập biên bản nhưng anh K. làm thì lãnh đạo cho qua. Như vậy vô hình trung đã tạo cho anh thói ỷ lại, coi thường cán bộ quản lý”.
 
Sau khi nghe góp ý của hội đồng kỷ luật, anh K. đã nhìn ra lỗi của mình. Biên bản ghi ý kiến cuối cùng của anh K.: “Tôi có lỗi nhưng quản đốc phân xưởng cũng có lỗi khi đã không nghiêm khắc với tôi. Ở bên kia (Nhật Bản) không có chuyện nể nang, bỏ qua sai phạm của CN; càng không có việc CN xem thường nội quy, quy định về an toàn lao động. Tôi chấp nhận kỷ luật, không khiếu nại thêm gì”. Nói về vụ việc này, ông Lê Hùng Phương đúc kết: “Con hư tại mẹ. Mình thấy anh ta giỏi nên cũng có phần nuông chiều. Kết quả là đã làm hư một người thợ giỏi, thật uổng”.
 
Căn bản là do quản lý
 
Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại TP HCM từng đưa nhiều lao động đi làm việc ở Nhật Bản nhận xét: “Tôi đã gặp nhiều trường hợp cùng một người lao động nhưng làm việc ở Nhật Bản thì khác, về Việt Nam thì lại khác”.
 
Vị giám đốc này kể: “Ở bên đó, người ta quy định và kiểm tra nghiêm ngặt, không có chuyện du di, xuề xòa. Ví dụ quy định không mang dép vào xưởng thì trăm phần trăm đều phải mang giày bảo hộ lao động; quy định mang găng tay thì không có chuyện tháo ra cho dễ thao tác... Có thể nói căn bản là do cách quản lý. Thế nhưng, cũng những người lao động đó khi về làm việc tại Khu Công nghệ cao thì lại bị phàn nàn vì tác phong lề mề, đi trễ, sáng sớm vào xưởng mà còn mùi bia rượu, mũ bảo hộ cũng quên đội... Do môi trường làm việc thôi, ở đâu quen đó”. Rồi ông ví von: Giống như mấy ông Tây qua xứ mình cũng vượt đèn đỏ, phun nước bọt phèo phèo ngoài đường, vứt tàn thuốc lá lung tung... Cái tốt khó học chứ cái xấu thì rất dễ lây nhiễm!
 
“Con hư tại mẹ”
 
Tại cuộc tọa đàm làm thế nào để xây dựng tác phong cho người lao động tổ chức tại TP HCM mới đây, ông Cao Tiến Lực, Giám đốc Công ty Thực phẩm Phúc Nguyên, kể lại một “bài học xương máu”. Công ty quy định tất cả CN khi vào xưởng sản xuất thì phải đội nón để tránh tóc rơi vào nguyên phụ liệu. Quy định là vậy nhưng cũng có khi CN quên đội nón với đủ thứ lý do.
 
Ông Lực chia sẻ: “Không lẽ chỉ vì quên đội nón mà bắt tội, phạt vạ họ hay sao? Tôi và nhiều anh em quản lý nghĩ vậy nên nếu có thấy CN nào quên đội nón thì nhắc nhở nhẹ nhàng rồi cho qua. Không ngờ việc này lại gây đại họa. Lần đó, sản phẩm của công ty xuất sang Pháp bị trả về và bắt bồi thường vì khách hàng phát hiện trong sản phẩm có mấy sợi tóc. Sau lần đó, chúng tôi làm nghiêm. CN nào không đội nón là bị cắt tiền thưởng ngay; còn cán bộ quản lý để CN trong bộ phận vi phạm cũng bị phạt trừ thi đua. Nhờ làm nghiêm vậy mà bây giờ mọi thứ đã đi vào nền nếp. Kinh nghiệm cho thấy đã đặt ra quy định thì phải thực hiện, không du di, nương nhẹ. Có thể nói CN “hư” là tại chúng ta, những người quản lý”.
 
 
Lần sửa cuối bởi careehello - 30/09/2016 lúc 10:29 AM - Lý do:
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong