Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Bình Dương: Giải quyết việc làm cho lao động nhằm đảm bảo an sinh xã hội
Với sự phát triển các khu công nghiệp và việc thực hiện hiệu quả các chính sách giải quyết việc làm, tỉnh Bình Dương đã thu hút, tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động.
Triển khai nhiều giải pháp tạo việc làm cho NLĐ
Kiếm việc làm với mức lương khủng, tại những công ty có môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động như: thông qua chính sách phát triển các thành phần kinh tế; đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nhiều chương trình kinh tế trọng điểm đã được tỉnh triển khai thực hiện như: Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với các mô hình kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác và chế biến thủy hải sản; tập huấn cho cán bộ quản lý lao động - việc làm; xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông các khu công nghiệp, công trình trọng điểm.
Để cung ứng nguồn lao động cho doanh nghiệp, tỉnh tiếp tục thực hiện kế hoạch liên kết lao động với các tỉnh, trong đó Bình Dương đã ký hợp đồng với các tỉnh phía Bắc, miền Trung và miền Tây để tuyển dụng lao động. Tổ chức phiên giao dịch việc làm, xây dựng website Sàn giao dịch việc làm trực tuyến nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ. Đặc biệt, tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên mới ra trường qua hình thức đến trực tiếp các trường Đại học, Cao đẳng trong tỉnh để gặp gỡ, tư vấn, trao đổi thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời định hướng việc làm cho sinh viên mới ra trường.
Được biết, Bình Dương đã phê duyệt Đề án thành lập Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2020, qua đó góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống NLĐ, góp phần giảm nghèo và tạo cơ hội cho nhóm lao động yếu thế (người khuyết tật, lao động di cư, người nghèo), đặc biệt là lao động nữ, người tàn tật, bộ đội xuất ngũ có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, khôi phục các ngành nghề truyền thống.
Từ nguồn vốn vay, NLĐ đã phát triển nhiều mô hình có hiệu quả như sản xuất tăm tre, đan lát, trồng nấm, trồng cây ăn quả, chăm sóc cao su, chăn nuôi gia súc, sản xuất đồ dùng bằng gỗ, cơ sở sản xuất chổi của người khiếm thị, duy trì và phát triển nghề truyền thống sơn mài của tỉnh. Thời gian qua, tỉnh đã trích ngân sách hàng chục tỷ đồng để bổ sung vào nguồn vốn vay giải quyết việc làm. Nhờ đó hàng ngàn NLĐ đã được giải quyết việc làm. Trong đó, khoảng trên 90% lao động được giải quyết việc làm thông qua chương trình phát triển kinh tế - xã hội…
Bên cạnh công tác giải quyết việc làm, Bình Dương còn tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ. Hàng năm, tỉnh Bình Dương tổ chức gặp gỡ, tọa đàm giữa lãnh đạo tỉnh với công nhân lao động (CNLĐ) và cán bộ Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp, bình quân mỗi cuộc có 150-250 người tham dự với khoảng 40-60 lượt ý kiến/năm. Kiến nghị của NLĐ đã được các ngành phúc đáp, giải quyết kịp thời như cải thiện tình hình an ninh trật tự, chính sách nhà ở xã hội, chăm sóc y tế, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội...
Giới thiệu việc làm cho người lao động
Năm 2016, tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu giới thiệu việc làm (GTVL) cho 45.000 người. Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ những tháng đầu năm, công tác giải quyết việc làm đã được các địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh chủ động đẩy mạnh với nhiều giải pháp.
Trong những tháng đầu năm 2016, công tác giải quyết việc làm cho người lao động (NLĐ) của TX.Bến Cát (Bình Dương) đã được đẩy mạnh. Để công tác này triển khai hiệu quả, Phòng LĐ-TB&XH TX.Bến Cát chủ động phối hợp với các xã, phường trong thị xã nắm bắt nhu cầu việc làm của NLĐ để giới thiệu với những doanh nghiệp (DN) đang có nhu cầu tuyển lao động lớn trên địa bàn. Đồng thời, thị xã cũng tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các DN duy trì tốt hoạt sản xuất, kinh doanh, mở rộng sản xuất, đa dạng hóa các ngành nghề, nhằm tạo thêm việc làm mới, giải quyết việc làm tại chỗ cho NLĐ.
Ông Phan Đức Tín, Cán bộ Phòng LĐ-TB&XH TX.Bến Cát cho biết, hiện nay trên địa bàn TX.Bến Cát có khoảng 354 DN trong các khu công nghiệp (KCN), ngoài KCN có 1.131 DN. Mỗi năm, các DN này tuyển dụng rất nhiều lao động. Riêng năm 2015, phòng đã GTVL cho 5.000 người. Mục tiêu năm 2016, phấn đấu GTVL cho hơn 5.000 người. Hoàn thành mục tiêu này, trên cơ sở thông tin về nhu cầu lao động của đơn vị, DN, các địa phương trong thị xã đã chủ động GTVL cho NLĐ trên địa bàn phù hợp với yêu cầu công việc. Cùng với việc khai thác các nhu cầu việc làm mới, thị xã cũng tiếp tục phối hợp với các DN có nhu cầu tuyển lao động lớn để giải quyết việc làm cho NLĐ.
Ngoài ra, TX.Bến Cát cũng chú trọng mở từ 10 - 15 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng nhu cầu học nghề của 450 người. Các lớp nghề hướng đến nhu cầu xã hội như: lái xe nâng hàng, bảo mẫu, chăm sóc cây cảnh, may, nấu ăn đãi tiệc… Sau khi học nghề, học viên có thể tự tạo việc làm, hoặc được GTVL trong các DN trên địa bàn thị xã. Qua đó, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống.
Cũng như TX.Bến Cát, nhiều địa phương khác trong tỉnh đã triển khai linh hoạt các biện pháp giải quyết việc làm cho NLĐ ngay từ đầu năm, bám sát với đặc thù, lợi thế của mỗi địa phương. Theo đó, cùng với đẩy mạnh sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế, các địa phương chú trọng phối hợp với DN tạo việc làm tại chỗ cho lao động, hỗ trợ trực tiếp cho NLĐ tự tìm kiếm việc làm.
Điển hình như trường hợp của anh Nguyễn Trung Phong, công nhân Công ty TNHH Phú Xuân (TP.Thủ Dầu Một). Nhờ được Phòng LĐ-TB&XH TP.Thủ Dầu Một GTVL, hiện nay anh đã có công việc ổn định, đủ điều kiện cho con ăn học. Anh Phong cho biết: “Khi nghỉ làm ở công ty cũ và xin giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp, tôi được các cán bộ Phòng LĐ-TB&XH TP.Thủ Dầu Một hướng dẫn nhiệt tình. Sau đó, tôi được biết thông tin Công ty Phú Xuân đang tuyển dụng lao động do cán bộ lao động thành phố giới thiệu và đã tìm đến xin việc. Hiện nay, tôi có công việc ổn định, yên tâm đi làm và cố gắng hoàn thành tốt công việc để nhận lương, thưởng, chăm lo cho gia đình”.
Bên cạnh sự nỗ lực của các địa phương, để NLĐ có điều kiện dễ dàng tiếp cận với các DN, Sở LĐ-TB&XH chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh đẩy mạnh những hoạt động tư vấn, GTVL cho NLĐ, tổ chức các phiên giao dịch việc làm, giúp đưa thông tin về lao động đến với các đơn vị, DN cần tuyển lao động. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở LĐ-TB&XH, ngay từ những ngày sau Tết Nguyên đán 2016, Trung tâm DVVL tỉnh đã tích cực khảo sát, khai thác nhu cầu của các DN để chủ động thông tin trong các phiên việc làm. Đến nay đã có hàng chục DN đăng ký nhu cầu lao động tại trung tâm, với hàng ngàn vị trí việc làm, đây được xem là kênh kết nối hữu ích để giải quyết việc làm cho NLĐ.
Nguồn: http://www.thanhnien.vn
|