banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 06/10/2016, 10:23 AM
Chủ đề này đã có 428 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động Việt Nam làm việc tại Lào
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Sáng ngày 28/9, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) tổ chức Hội nghị thông tin về các quy định liên quan đến việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào. Đây cũng là dịp để các cơ quan chức năng hai nước cùng trao đổi thông tin, thảo luận và đưa ra những biện pháp nhằm quản lý tốt lao động của Việt Nam/Lào khi sang làm việc tại Lào/Việt Nam. Tới dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Hồng Lan; ông Nguyễn Ngọc Quỳnh – Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước. Về phía Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào có: ông YangKu Yangluxay – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch hợp tác; ông PhongXay sack Inthailath – Cục trưởng Cục Quản lý lao động; ông Phuvanh Chanhthavong – Cục trưởng Cục Phát triển Kỹ năng nghề.
Các bạn click vào link để xem thông tin chi tiết: viec lam vinh long  với nhiều công việc hấp dẫn.
 
Để hợp thức hóa việc đưa lao động Việt Nam sang Lào làm việc, Bộ Lao động hai nước đã ký kết Hiệp định hợp tác lao động Việt - Lào vào ngày 29/6/1995 và Nghị định thư sửa đổi bổ sung ngày 8/4/1999. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho thấy Hiệp định hợp tác lao động năm 1995 và Nghị định thư sửa đổi năm 1999 đã không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Vì vậy, vào tháng 7/2013, Bộ Lao động hai nước đã ký kết Hiệp định hợp tác lao động Việt-Lào. Hiệp định mới đã điều chỉnh được các hình thức lao động phù hợp với tình hình thực tế, quy định cụ thể về thủ tục xin cấp giấy phép lao động, đăng ký lưu trú, các loại phí liên quan, chế độ bảo hiểm, y tế, xử lý tranh chấp... đảm bảo được yêu cầu quản lý và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
 
Thứ trưởng Đào Hồng Lan và các đại biểu Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào tại Hội nghị
 
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh, trong bối cảnh luật pháp của hai nước có nhiều quy định mới liên quan đến việc quản lý lao động nước ngoài, đặc biệt, vừa qua, Chính phủ Lào đã ra Chỉ thị 62/TTg về Tăng cường quản lý lao động nước ngoài tại Lào và Thông tư hướng dẫn số 0429/BCT ngày 3/3/2016 của Bộ Công thương Lào, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị này nhằm mục đích tiếp tục phổ biến nội dung Hiệp định; thông tin về các chính sách mới của Lào đến các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào, chính quyền địa phương các tỉnh có đường biên giới với Lào; đồng thời lắng nghe ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp, các địa phương về những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý người lao động Việt Nam tại Lào. Đây là một việc làm hết sức cần thiết để tăng cường công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động Việt Nam làm việc tại Lào.
 
Hiện nay theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 13.500 lao động Việt Nam làm việc tại Lào, chủ yếu đi theo các dự án hợp tác đầu tư, dự án nhận thầu công trình, dự án hợp tác giữa các địa phương có chung đường biên giới. Nhìn chung, sự có mặt của lao động Việt Nam tại Lào ở nhiều nơi đã giúp giải quyết một phần nhu cầu thiếu lao động của Lào, nhất là trong các lĩnh vực: năng lượng, xây dựng hạ tầng cơ bản, lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng, lĩnh vực dịch vụ ...
 
Tuy nhiên, các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Lào gặp phải một số vấn đề như: Theo quy định của Lào, tỷ lệ lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc trong các dự án đầu tư tại Lào, Campuchia không quá 10% trên tổng số lao động của dự án, đối với lao động kỹ thuật tỷ lệ này là 20%. Vì lao động tại chỗ không đủ về số lượng và tay nghề để cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam có công trình, dự án tại Lào nên việc khống chế tỷ lệ này gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, lao động nước ngoài vào lao động tại Lào phải chịu mức phí lưu trú và lệ phí cấp giấy phép lao động tương đối cao gây khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động.
 
 
 
Ông Phạm Viết Hương – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước phát biểu tại Hội nghị
 
Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam làm việc tại Lào, tại hội nghị, Cục Quản lý lao động ngoài nước đề xuất một số giải pháp như: Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, đầu tư, thực hiện dự án viện trợ không hoàn lại tại Lào cần thực hiện việc báo cáo Bộ LĐ-TBXH về việc đưa lao động đi làm việc tại Lào chậm nhất là 20 ngày trước ngày đưa lao động đi; Các cấp quản lý lao động hai bên, nhất là các địa phương tiếp giáp đường biên giới, tiếp tục tổ chức gặp gỡ thường xuyên để trao đổi thông tin, phối hợp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong việc tiếp nhận và sử dụng lao động Việt Nam tại Lào; Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào tiếp tục vận dụng chính sách linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động Việt Nam làm việc tại Lào, trong đó có việc cung cấp thủ tục pháp lý đầy đủ; Tăng cường hoạt động phối hợp rà soát, kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng hai nước; Tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp dịch vụ lao động của hai nước; Hai Bộ trao đổi, cung cấp cho nhau thông tin về nhu cầu lao động, các quy định về việc quản lý lao động nước ngoài của mỗi nước và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Hiệp định để kịp thời điều chỉnh.
 
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào trình bày quy trình, thủ tục để lao động Việt Nam xin giấy phép làm việc tại Lào; Các quy định mới của Lào liên quan đến lao động nước ngoài vào làm việc tại Lào.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong