Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Năng suất và chất lượng lao động Việt Nam trước ngưỡng cửa cộng đồng kinh tế ASEAN
Theo Kế hoạch hành động đã được Nguyên thủ các nước ASEAN thông qua, vào ngày 31/12/2015 tới đây sẽ thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Theo Kế hoạch này, AEC sẽ là một khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hoá, dịch vụ và vốn đầu tư được lưu chuyển thông thoáng, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hoá kinh tế - xã hội giảm bớt.
Mục tiêu của AEC là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao để ASEAN có thể hội nhập đầy đủ và vững chắc vào nền kinh tế toàn cầu. AEC được kỳ vọng là cộng đồng năng động nhất, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu với GDP bình quân hàng năm đạt 2.000 tỷ USD và sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới, gồm 10 quốc gia với dân số hơn 620 triệu người, trong đó 300 triệu người trong lực lượng lao động. Ba quốc gia có tổng lực lượng lao động chiếm tỷ trọng hơn 70% là Indonexia (40%), Phillippin (16%) và Việt Nam (15%). Lực lượng lao động này khi được “giải phóng”, được tự do di chuyển trong thị trường chung sẽ là nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên AEC.
Cơ hội và thách thức
Hình thành AEC sẽ giúp thị trường lao động trong ASEAN sôi động hơn, thúc đẩy tạo việc làm cho từng quốc gia thành viên. Theo dự báo của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 14,5% vào năm 2025. Tuy nhiên, do trình độ phát triển không đồng đều nên hiện nay, lao động có tay nghề và kỹ năng cao trong khối chủ yếu di chuyển vào thị trường Singapore, Malaysia và Thái Lan. Còn lại, hầu hết các lao động di chuyển trong phạm vi ASEAN là lao động trình độ kỹ năng thấp hoặc không có kỹ năng. Kết quả khảo sát của ILO đối với các chủ sử dụng lao động tại 10 quốc gia ASEAN cho thấy, doanh nghiệp trong khối hiện đang rất lo ngại về tình hình thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề và kỹ năng trước sự ra đời của AEC vào năm 2015. Cụ thể, gần 50% chủ sử dụng lao động trong cuộc khảo sát cho biết, người lao động tốt nghiệp phổ thông không có được kỹ năng họ cần. Trong khi đó, hơn 50% nói rằng, cử nhân tốt nghiệp đại học có được những kỹ năng có ích nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp (cả về số lượng và chất lượng).
Khi tham gia AEC, Việt Nam có những lợi thế nhất định, nhất là về quy mô lao động cơ cấu lao động “trẻ”. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến giữa năm 2014, quy mô lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 53,8 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 47,52 triệu người. Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 47,1%; khu vực công nghiệp và xây dựng 20,8%; khu vực dịch vụ là 32,1%. Chất lượng lao động cũng đã từng bước được nâng lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% lên 40% trong vòng 10 năm trở lại đây (theo cách tiếp cận và cách tính của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội), trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 30%. Lao động qua đào tạo đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Lực lượng lao động kỹ thuật của Việt Nam đã làm chủ được khoa học - công nghệ, đảm nhận được hầu hết các vị trí công việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài.
Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, do vậy, tỷ lệ lao động tham gia vào thị trường lao động chính thức còn thấp, đạt khoảng 30%. Chất lượng và cơ cấu lao động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập. Khoảng 45% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hầu hết chưa qua đào tạo. Theo cách tính của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lao động qua đào tạo nghề (gồm cả dạy nghề chính quy và thường xuyên, phi chính quy, dạy nghề dưới 3 tháng và dạy nghề tại doanh nghiệp) chiếm khoảng 34% tổng lực lượng lao động nhưng trên thực tế, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp và còn khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển trong khu vực. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm - xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB; trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94... Chất lượng lao động thấp nên năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở châu Á – Thái Bình Dương, trong đó, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. Năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan. Trong giai đoạn 2002 - 2007, năng suất lao động tăng trung bình 5,2% mỗi năm. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hằng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ còn 3,3%. Việt Nam còn thiếu nhiều lao động lành nghề, nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và doanh nghiệp về tay nghề và các kỹ năng mềm khác. Theo thống kê của Tổ chức thực hiện thi IELTS (Hệ thống kiểm tra sự thành thạo tiếng Anh quốc tế theo thang điểm 0-9) thì thí sinh Việt Nam có điểm trung bình là 5,78 thuộc vào nhóm các nước có điểm trung bình thấp, đứng sau Indonexia (5,97), Phillippin (6,53), Malaysia (6,64). Những hạn chế, những yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (năm 2011 xếp thứ 65/141 nước xếp hạng).
Nguồn nhân lực có chất lượng thấp có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là công tác đào tạo hiện nay chưa phù hợp, chất lượng đào tạo còn hạn chế. Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) đã thẳng thắn chỉ ra: “Chất lượng giáo dục nhìn chung thấp, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực và nhu cầu của người học, chưa theo kịp sự chuyển biến của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, là một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng nguồn nhân lực của đất nước…. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, giữa dạy chữ với dạy người, dạy nghề,…” .
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rẳng, nếu tăng trưởng chỉ dựa vào những lợi thế không căn bản, như khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng công nghệ lạc hậu, lao động giá rẻ... thì đến một lúc nào đó sẽ trở thành một lực cản ghê gớm cho quá trình phát triển tiếp theo. Sử dụng lợi thế nhiều nhân công giá rẻ, năng suất lao động thấp, làm cho người lao động không có thời gian để đào tạo lại và nâng cao trình độ, đến khi cho dù có công nghệ mới, thì trình độ của nhân công cũng không thể đáp ứng được những đòi hỏi mới của công nghệ hiện đại và như vậy nền kinh tế lại rơi vào vòng luẩn quẩn, mất cân đối trầm trọng về các yếu tố đầu vào có chất lượng cho sản xuất, do đó không thể phát triển được.
Trong bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nhân lực Việt Nam trên thị trường lao động trong nước và quốc tế, nhất là khi nước ta trở thành thành viên của AEC, cần phải đổi mới mạnh mẽ hệ thống giáo dục - đào tạo, trong đó có giáo dục nghề nghiệp. Nghị quyết, Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI), đã đề ra 9 nhóm giải pháp để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục- đào tạo. Trong lĩnh lực giáo dục nghề nghiệp, theo chúng tôi, những giải pháp để đổi mới
|