banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 13/10/2016, 10:43 AM
Chủ đề này đã có 457 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Cảnh báo của ILO: Quan ngại chất lượng lao động Việt Nam
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra cảnh báo về năng suất lao động của Việt Nam vào loại thấp nhất châu Á – Thái Bình Dương.
 
Nhiều việc làm hấp hấp ở Vĩnh Phúc đang chờ đợi bạn, vui lòng click ngay: viec lam vinh phuc
 
Doanh nghiệp chưa sẵn sàng cạnh tranh…
Theo báo cáo “Con đường đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015: Những thách thức và cơ hội đối với các doanh nghiệp”, hiện số dân di cư nội khối ASEAN đang tăng lên, từ khoảng 1,5 triệu người trong năm 1990 đến khoảng 6,5 triệu người hiện nay. Con số này được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
 Khảo sát tại các doanh nghiệp trong khối ASEAN cho thấy, các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về những thách thức của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cũng như chưa sẵn sàng để tận dụng những cơ hội của nó.
Trước thực tế trên, đại diện ILO chia sẻ: “Doanh nghiệp khá lạc quan rằng, sự dịch chuyển ngày càng tăng của lao động, rào cản thương mại giảm và dòng vốn đầu tư tự do hơn sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh – đặc biệt, khi kết hợp đầu tư trong giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, thực tế là, doanh nghiệp chưa chuẩn bị để cạnh tranh trong thị trường lao động đang ngày càng hội nhập của khu vực. Chỉ 46% doanh nghiệp được hỏi cho thấy, họ hiểu một cách đầy đủ về những tác động của AEC đối với công việc kinh doanh của họ”.
Năng suất lao động thấp nhất châu Á
Kỹ năng không đáp ứng được yêu cầu công việc đang là mối lo ngại lớn trong toàn khu vực. Gần 50% chủ sử dụng lao động thuộc khối ASEAN trong cuộc khảo sát cho biết, người lao động tốt nghiệp phổ thông không có được kỹ năng họ cần. Còn tại Việt Nam - theo một nghiên cứu của ILO, năng suất lao động (NSLĐ) thuộc nhóm thấp nhất ở châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. Thậm chí, so với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, đó vẫn là một khoảng cách lớn. Chẳng hạn, kỹ năng đáp ứng công việc của lao động Việt Nam chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan. Xu hướng đáng chú ý là tốc độ tăng của NSLĐ giảm đi tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2002-2007, NSLĐ tăng trung bình 5,2% mỗi năm - mức cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hằng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ còn 3,3%.
Theo cuộc khảo sát nhu cầu về kỹ năng của ILO với hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở khu vực miền Trung, tất cả chủ lao động đều cho rằng, sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề không đáp ứng được yêu cầu của họ. Thực ra, việc thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt Nam cũng đã được khảo sát và bàn luận rất nhiều. Trong một nghiên cứu về “Thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt Nam”, Viện Khoa học Lao động và Xã hội chỉ ra  rằng, hơn một nửa chủ sử dụng lao động cho rằng kỹ năng của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu công việc và họ cũng gặp nhiều khó khăn khi tuyển dụng. Trong đó, 86% trong số các doanh nghiệp có từ 250 lao động trở lên gặp khó khăn khi muốn tìm lao động có kỹ năng.
Đặc biệt, “điểm mù” trong kỹ năng lao động phổ biến nhất được chỉ ra là sử dụng ngoại ngữ, vi tính, hiểu biết cơ bản về quản lý tài chính, khả năng sáng tạo...  Nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Chi Lan đã từng thốt lên: “Sự thiếu hụt các kỹ năng cơ bản là một trong những trở lực chính đối với khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu”.
Đầu tư nhiều hơn cho nguồn nhân lực
Dưới góc độ người sử dụng lao động, ông Phan Danh Dũng, Phó Giám đốc Khách sạn Viễn Đông cho rằng, phần lớn người lao động sau khi tốt nghiệp trường nghề còn rất yếu kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ kém, không tự tin khi tiếp cận với khách hàng...Bên cạnh đó, cơ cấu ngành nghề đào tạo tại các cơ sở dạy nghề vẫn chưa thực sự phù hợp với cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động. Thực tế nhiều năm qua, các cơ sở dạy nghề chủ yếu đào tạo theo khả năng “cung” mà chưa chú trọng đào tạo theo “cầu” của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chất lượng dạy nghề còn hạn chế; nội dung chương trình và giáo trình  giảng dạy nghề chưa có sự tham gia của doanh nghiệp, thiếu phù hợp với sự thay đổi công nghệ sản xuất của doanh nghiệp dẫn đến chất lượng đào tạo không đáp ứng được nhu cầu...
Trước những lo ngại về chất lượng lao động cũng như sự thiếu hụt lao động ở Việt Nam nói riêng và các nước trong khối ASEAN nói chung, nhằm đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp vào những năm tới, ILO khuyến nghị: Chính phủ cần đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực, củng cố các chính sách thị trường lao động hợp lý và ổn định. Cùng với đó, cần thúc đẩy người sử dụng lao động và các tổ chức doanh nghiệp nắm bắt những cơ hội và thách thức của AEC... Đối với Việt Nam, Quốc hội dự kiến sẽ thông qua Luật Dạy nghề sửa đổi trong kỳ họp cuối năm 2014, ILO kỳ vọng, Luật này nhấn mạnh sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo thông qua các chương trình ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp tham gia.
 
Nguồn: http://nld.com.vn/

icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong