Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Quảng Ngãi: Thay đổi nhận thức của người dân về tạo nghề cho lao động nông thôn
Ngày 26/11, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Quảng Ngãi.
Trong 5 năm 2010-2014, Quảng Ngãi đã huy động các nguồn lực đầu tư, nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề với tổng kinh phí trên 125 tỷ đồng. Có trên 31 nghìn lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956, bao gồm 6 nhóm ngành nghề do UBND tỉnh ban hành. Sau đào tạo, gần 28 nghìn người đã có việc làm (đạt 88%); trong đó gần 900 hộ nghèo có người tham gia học nghề đã thoát nghèo; hơn 1.000 hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách có người tham gia học nghề trở thành hộ khá. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng khá nhanh, năm 2014 ước đạt 41%. Qua học nghề đã giúp nông dân làm nông nghiệp theo hướng hiện đại, được tiếp cận với ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thoát nghèo, vươn lên trở thành hộ khá . Kết quả thực hiện Đề án 1956 ở tỉnh đã hướng vào mục tiêu: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế và góp phần xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
Có nhiều mô hình dạy nghề phát huy hiệu quả và rất thành công ở tỉnh Quảng Ngãi như mô hình đào tạo nghề thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư, thuyền viên tàu cá. Từ mô hình 1 lớp với 35 học viên tại xã Bình Châu (huyện Bình Sơn), đến nay đã nhân rộng ra 100 lớp với hơm 3.100 ngư dân của 28 xã vùng ven biển được học nghề. Qua học nghề, ngư dân được trang bị kiến thức về pháp luật khi hành nghề, công tác quản lý, kỹ thuật, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, giúp ngư dân vươn khơi bám biển một cách chủ động, tự tin, vừa làm kinh tế vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Hội nghị đề ra kế hoạch từ năm 2015 đến 2020 sẽ đào tạo nghề cho 75.500 người; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã năm 2015 là 1.700 người, dự kiến 2016-2020 là 6.000 người.
Theo ông Lê Quang Thích - Phó chủ tịch UBND tỉnh, hiệu quả thiết thực của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn chính là nhận thức của người dân được thay đổi, hỗ trợ tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân và góp phần vào việc xói đói giảm nghèo. Đào tạo nghề cũng là cơ sở quan trọng để Quảng Ngãi từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, do đó việc triển khai và thực hiện Đề án 1956 cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ và hiệu quả hơn./.
Nguồn: http://laodong.com.vn/
|