banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 17/10/2016, 09:52 AM
Chủ đề này đã có 479 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Thực hiện các giải pháp nâng cao nguồn nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Tại TP.Cần Thơ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện chính sách lao động, việc làm và dạy nghề tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tham dự Hội nghị có đồng chí Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH; đồng chí Nguyễn Thanh Hòa - Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH; đồng chí Nguyễn Phong Quang – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng lãnh đạo của các cơ quan Bộ, ngành, Sở LĐ-TBXH, Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và đại diện các doanh nghiệp có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài...
 
Những mẫu hồ sơ xin việc hay đang chờ bạn, nhanh tay click:   https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/mau-don-xin-viec/mau-don-xin-viec-hay
 
Những kết quả quan trọng
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh: Trong thời gian qua, Bộ LĐ-TBXH đã phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ trong chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai các nhiệm vụ kế hoạch,các chương trình, đề án, chính sách phát triển lĩnh vực lao động, người có công và xã hội tại các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Toàn vùng đã đạt được một số kết quả như: tạo việc làm bình quân hằng năm trên 395 nghìn người, tuyển sinh dạy nghề hằng năm gần 207 nghìn người, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2013 giảm còn 7,41% (giảm 6,07% so với cuối năm 2010), các chính sách an sinh xã hội, ưu đãi người có công được quan tâm. 
Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế là khu vực có nguồn nhân lực dồi dào song chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của vùng thấp hơn so với mức trung bình của cả nước gần 2%. Chất lượng trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp còn chưa đáp ứng được đòi hỏi thị trường lao động (tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2013 là 42,29% thấp hơn mức trung bình của cả nước). Đặc biệt, số lượng lao động đi làm việc nước ngoài còn thấp, toàn vùng bình quân mỗi năm chỉ có khoảng 2.000 người đi làm việc nước ngoài...
 
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền phát biểu khai mạc Hội nghị
Theo ông Nguyễn Phong Quang – Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long hiện có nguồn lao động dồi dào với hơn 10,3 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 57,8% dân số.
Toàn vùng có 369 cơ sở dạy nghề, gồm 14 trường cao đẳng nghề, 37 trường trung cấp nghề, 129 trung tâm dạy nghề và 189 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Năm 2014, đã tuyển sinh trên 187 ngàn người và có hơn 93 ngàn lao động được hỗ trợ học nghề theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến quý II/2014, số người có việc làm của cả vùng là hơn 10,2 triệu người, tăng 133 nghìn người so với năm 2013 và tăng 190 nghìn người so với năm 2011. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt 10,4%; tỷ lệ thiếu việc làm chiếm 6% và thất nghiệp là 2,42%.
Còn nhiều vấn đề đặt ra
Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng nêu ra nhiều nguyên nhân đến tình trạng người lao động mất việc làm, thất nghiệp nhiều. Đó là: nhiều ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động; trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành còn yếu. Công tác tư vấn, phân luồng đào tạo chưa được các cơ quan chức năng chú trọng, tâm lý người lao động chưa chủ động học nghề, tìm kiếm việc làm...
Bên cạnh đó, hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm còn hạn chế trong việc điều tiết, kết nối và cung cấp thông tin, nhất là thông tin lao động – việc làm giữa các tỉnh trong vùng và giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các địa phương khác; kinh phí đào tạo nghề còn hạn chế, thiếu cơ chế chính sách đặc thù phù hợp với người học, người dạy và đối với cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho người dân tộc....
Đối với tình hình xuất khẩu lao động vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh – Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TBXH) cho biết: Trong giai đoạn 2011- 2014, toàn vùng có khoảng 8.000 người đi làm việc ở nước ngoài, bình quân mỗi năm có khoảng 2.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài mỗi năm chưa đạt 1% số người được giải quyết việc làm của vùng.
So với giai đoạn trước đây,  số lượng người lao động đi làm việc ở  nước ngoài của vùng giảm đi rõ rệt, số lao động đi làm việc ở  nước ngoài giảm từ 5.200 lao động/năm (giai đoạn 2006-2008) xuống mức trung bình 2.000 lao động/năm (giai đoạn 2011-2014). Kết quả xuất khẩu lao động của các tỉnh không đồng đều, một số tỉnh vẫn chưa đưa được số lượng lao động đáng kể đi làm việc ở nước ngoài như Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh...
  
Các đại biểu thảo luận sôi nổi tại Hội nghị
Chỉ ra nguyên nhân số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn thấp, ông Quỳnh lý giải: một số tỉnh trong khu vực chưa quan tâm triển khai các chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động để hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động trong vùng thấp hơn so với các vùng khác với tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông thấp (10,5%), tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm 9,2% tổng lực lượng lao động. 
Còn ông Võ Minh Hiệp – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội cũng nêu: Hiện nay, nguồn vay vốn cho lao động nông thôn, xuất khẩu lao động đang gặp rất nhiều khó khăn. Việc nguồn vốn bố trí ở địa phương trong vùng từ năm 2013- 2014, ngân hàng chính sách chỉ bổ sung được 96 tỷ đồng. Đến nay, nhu cầu nguồn vốn cho giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động rất lớn; nhu cầu học nghề là có thật nhưng mức chi phí hỗ trợ tiền ăn, đi lại...của địa phương còn hạn chế.
Việc cho vay ở các đối tượng tượng chính sách đi làm việc ở nước ngoài của vùng nhiều năm liền cũng gặp khó khăn và không mang lại hiệu quả. Tình hình nợ xấu của toàn vùng chiếm tỷ lệ cao so với phạm vi cả nước là hơn 17 tỷ đồng. Nhu cầu vay vốn đi xuất khẩu lao động của vùng đã giảm 8% so với 2 năm trước.
Phản ánh về tình trạng chỉ đưa được số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa đạt hiệu quả, ông Nguyễn Thanh Xuân – Giám đốc Sở LĐ-TBXH thành phố Cần Thơ  cho biết: từ năm 2011 đến nay, địa phương chỉ đưa được 352 lao động đi làm việc ở nước ngoài, quá thấp so với số lượng lực lượng lao động của địa phương và kết quả thực hiện của các tỉnh lân cận. Đa số đi theo diện hợp đồng lao động không nghề ở Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, rất ít lao động đi làm việc ở Malaixia. 
Tại Hội nghị, các đại diện của Sở LĐ-TBXH của tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh...cũng nêu lên nhiều khó khăn của từng địa phương trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm và hoạt động xuất khẩu lao động như: thói quen sinh hoạt của người lao động tại địa phương không thích ứng được yêu cầu tác phong công nghiệp của doanh nghiệp nên tỷ lệ giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo theo hình thức hợp đồng lao động tại doanh nghiệp chưa cao, chưa bền vũng; việc bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề cũng kiêm nhiệm; một số lao động nông thôn còn trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ và có tâm lý ngại đi học nên đã xin vào làm ngay tại doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề... 
Đẩy mạnh các giải pháp thực hiện chính sách về lao động, việc làm và dạy nghề
Theo ông Tào Bằng Huy – Phó Cục trưởng Cục việc làm (Bộ LĐ-TBXH), khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào nhóm nghề: Nhà chuyên môn bậc cao kinh doanh quản lý, nhà chuyên môn bậc cao trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, thợ vận hành máy móc thiết bị cố định, nhân viên bán hàng, may mặc và nghề thủ công khác...
Do đó, các giải pháp tạo việc làm, phát triển thị trường lao động của vùng bao gồm: Đối với Trung ương cần tiếp tục hoàn thiện thể chế và chính sách pháp luật việc làm, trong đó có xây dựng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật việc làm; nâng cao vai trò của Nhà nước trong quản lý, đánh giá, giám sát và đẩy mạnh đầu tư nâng cao năng lực của các Trung tâm dịch vụ việc làm cùng hỗ trợ các địa phương nâng cao tần suất giao dịch việc làm tại sàn chính và các điểm giao dịch vệ tinh...
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong