banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 19/10/2016, 04:12 PM
Chủ đề này đã có 489 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Cà Mau: Những khó khăn trong việc dạy nghề cho lao động nông thôn
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 20-1-2011 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2020” đến nay đã hơn 3 năm. Từ khi có Đề án, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đạt được nhiều kết quả. Ban Chỉ đạo Đề án, cấp ủy và chính quyền các cấp đã thường xuyên tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT; tổ chức thí điểm các mô hình dạy nghề; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở dạy nghề công lập; xây dựng các chương trình, giáo trình, danh mục thiết bị dạy nghề; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề. Theo báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo, trong năm 2011-2012, toàn tỉnh đào tạo nghề theo Đề án là 21.300 LĐNT, đạt 106,6 % kế hoạch đề ra. Tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt khoảng 70%.
 
Tìm nhưng mẫu đơn xin việc để tham khảo, truy cập nhanh: mau don xin viec
 
Tuy nhiên, việc triển khai, thực hiện Đề án đào tạo nghề trong thực tế còn nhiều hạn chế, yếu kém cần sớm rút kinh nghiệm để lãnh đạo, chỉ đạo đạt kết quả tốt hơn: Nội dung, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền phát hành chưa kịp thời; công tác tư vấn học nghề cho LĐNT có nơi chưa tới ấp, khóm và người LĐNT, nhất là các đối tượng ưu tiên. Các đối tượng ưu tiên tham gia học nghề còn ít. Riêng Trường Trung cấp nghề tỉnh, trong 2 năm đào tạo theo Đề án được 181 người, nhưng chỉ có 7 người thuộc diện ưu tiên; xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi có lớp đạt khoảng 27%, huyện Năm Căn 9,78%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập, do đó điều kiện thực hành hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Xây dựng, ban hành các chương trình giảng dạy chậm, chưa có giáo trình chuẩn. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho LĐNT có một số ngành, nghề chưa phù hợp, chưa bổ sung kịp thời các nghề mới theo yêu cầu của người học nghề, của thị trường lao động. Một số cơ sở dạy nghề thiếu giáo viên, nhất là giáo viên cơ hữu; một số giáo viên dạy nghề có tay nghề chưa cao, kinh nghiệm ít, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới nên không đáp ứng được yêu cầu của người học; trong khi đó có những người mặc dù có tay nghề cao nhưng chưa có bằng cấp hoặc chứng chỉ công nhận là nghệ nhân, người lao động giỏi... nên không được huy động tham gia dạy nghề cho LĐNT. Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp so với biến động của giá cả; chưa có chính sách hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại trong quá trình học nghề cho LĐNT thuộc diện hộ cận nghèo. Ban Chỉ đạo Đề án dạy nghề các cấp chưa có kinh phí hoạt động, do đó khó khăn trong quá trình đi kiểm tra, giám sát. Tạo việc làm sau đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo còn thấp; số lượng không nhỏ người học nghề xong, doanh nghiệp không nhận do chất lượng dạy nghề không đáp ứng yêu cầu. Nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy phục vụ cho việc đào tạo cán bộ, công chức cấp xã chưa được UBND tỉnh phê duyệt, do đó tỉnh chưa mở được lớp nào theo Đề án.
 
 Từ những hạn chế trên, trong thời gian tới cần đẩy mạnh tuyên truyền công tác dạy nghề sâu, rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Cần có giải pháp tăng số học viên thuộc đối tượng ưu tiên của Đề án. Tỉnh sớm xây dựng bộ giáo trình chuẩn; các trung tâm dạy nghề phải cải tiến nội dung giảng dạy cho sát với tình hình thực tế của địa phương. Ưu tiên đào tạo những nghề mà địa phương có lợi thế, có thị trường lao động gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm; không nên chạy theo số lượng lấy thành tích. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, nhất là giáo viên cơ hữu ở các trung tâm dạy nghề để từng bước đạt chuẩn. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, học cụ phù hợp cho Trường Trung cấp nghề tỉnh, các trung tâm dạy nghề các huyện, thành phố. Trong điều kiện huyện còn hạn chế về cơ sở vật chất, giáo viên dạy nghề… giải pháp khắc phục hiệu quả, thiết thực là chủ động phối hợp đặt hàng đào tạo nghề cho LĐNT với một số trường chuyên nghiệp của tỉnh có đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn cao, có cơ sở vật chất khá tốt, có trang thiết bị phục vụ dạy nghề khá như Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật...
 
Điều tra, nắm số người chưa có việc làm sau đào tạo, từ đó tìm giải pháp để giải quyết việc làm nhằm góp phần nâng cao đời sống cho người học nghề và chống lãng phí trong đào tạo. Các ngành chức năng theo dõi hỗ trợ, giúp đỡ người lao động sau học nghề được vay vốn sản xuất, kinh doanh, nhất là các đối tượng thuộc diện chính sách, hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam… Đối với một số địa phương trên địa bàn có doanh nghiệp lớn (như nhà máy chế biến thủy sản…) cần phối hợp với doanh nghiệp trong việc đề xuất nhu cầu đào tạo và nhận lao động vào làm việc sau khi đào tạo, ngay trước khi chuẩn bị chiêu sinh mở lớp. Trung ương cần nâng mức hỗ trợ tiền ăn cho LĐNT thuộc đối tượng 1 từ 15.000 đồng lên 30.000 đồng. Có chính sách hỗ trợ tiền ăn và đi lại cho những LĐNT thuộc diện hộ cận nghèo nhằm giúp họ ổn định cuộc sống và an tâm học tập. UBND tỉnh sớm phê duyệt chương trình giảng dạy cán bộ, công chức cấp xã theo đề án. Ngoài Trường Chính trị tỉnh, cần giao thêm cho một số trường trung cấp chuyên nghiệp, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố tham gia mở lớp.
 
Nguồn: http://laodong.com.vn/

icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong