Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
05 yếu tố quyết định hiệu quả các dự án đào tạo nghề ở Hà Nam
Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam ngày càng bị thu hẹp, điều đó làm cho người nông dân vốn chỉ bám vào đồng ruộng để mưu sinh nay phải trăn trở tìm các nghề khác tại nông thôn để kiếm sống, hoặc ra các thành phố kiếm việc làm...
Xuất phát từ tình hình đó, nhiều cơ sở dạy nghề của tỉnh Hà Nam như trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề... liên tục mở các lớp dạy nghề. Phát huy vai trò của mình, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Hà Nam đã hỗ trợ đào tạo nghề cho hàng nghìn lao động tại các cơ sở công nghiệp nông thôn tỉnh Hà Nam. Hàng năm, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mạiđã khảo sát những đơn vị, cơ sở có nhu cầu, xây dựng kế hoạch để mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng nhu cầu của người lao động trên địa bàn tỉnh.
Riêng năm 2012, Trung tâm đã mở 12 lớp đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo cho 420 lao động của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh. Năm 2013, Trung tâm tiếp tục phối hợp với phòng công thương, kinh tế- hạ tầng hoặc kinh tế các huyện, thành phố tổ chức 14 lớp học nghề may công nghiệp, hỗ trợ đào tạo cho 420 học viên là lao động của Công ty TNHH May Đại Phong (Phủ Lý); Công ty Cổ phần Thời trang GenViet (Duy Tiên); Công ty TNHH May Anh Minh (Kim Bảng); Công ty TNHH Đầu tư thương mại Ngọc Ánh (Lý Nhân); Công ty Cổ phần May và Thương mại Ngân Hà (Thanh Liêm); Công ty May Anh Đức; Công ty Thương mại Đức Lợi (Bình Lục).
Việc hỗ trợ này có ý nghĩa tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn; đẩy mạnh việc phát triển sản xuất kinh doanh của cơ sở công nghiệp nông thôn; giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, khai thác và phát huy được tiềm năng lao động sáng tạo trong dân chúng; duy trì ổn định và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề trong tỉnh; thúc đẩy sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển, từ đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hoá, thực hiện thắng lợi mục tiêu xoá đói giảm nghèo như nghị quyết đại hội đảng các cấp đề ra.
Nhận thức về tầm quan trọng của các dự án đào tạo nghề đối với phát triển công nghiệp nông thôn, trong việc triển khai thực hiện dự án, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Hà Nam đã chú trọng vào các yếu tố đầu vào, dạy và học, địa điểm, nội dung, thời gian đào tạo, quản lý lớp học và "đầu ra" của người lao động khi tham gia khóa học nghề.
Năm yếu tố trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của các dự án đào tạo nghề. Do đó, quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các dự án đào tạo nghề phải được vận dụng linh hoạt, chú trọng tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo nghề gắn với nhu cầu các cơ sở công nghiệp nông thôn, gắn với quy hoạch từng địa phương, khảo sát đánh giá đúng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn để xây dựng kế hoạch.
Đặc biệt, chất lượng đào tạo nghề, hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề phải được quan tâm hàng đầu, từ đó làm tăng thu nhập, ổn định.
Nguồn: http://vietnamnet.vn/
|