Với mục tiêu: chuyển dịch dần lực lượng lao động nông nghiệp thuần tuý sang sản xuất hàng hóa và phi nông nghiệp, đào tạo lao động nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) đã xây dựng nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Hàng nghìn công việc hấp dẫn với mức lương khủng, môi trường thân thiện, click để tham khảo:
tim viec lam
Huyện Tủa Chùa hiện có trên 23.000 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, trong đó phần lớn là lao động nông thôn (chiếm 82%); lao động công nghiệp, xây dựng chiếm 4%; lao động trong lĩnh vực dịch vụ 14%. Theo báo cáo của UBND huyện, sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án 1956 về "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" đến nay, toàn huyện có gần 20% lao động qua đào tạo. Trong đó, 70% lao động nông thôn sau đào tạo có việc làm ổn định, đã và đang phát huy tốt nghề được đào tạo. Sau đào tạo, một số nông dân đã sử dụng kỹ năng nghề được đào tạo phát triển kinh tế hộ theo mô hình trang trại, sản xuất nông nhiệp theo hướng hàng hóa. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn từng bước phát triển bền vững.
Bình quân hàng năm từ nguồn vốn Đề án 1956 và các nguồn vốn khác, huyện Tủa Chùa mở các lớp đào tạo nghề: Kỹ năng sử dụng máy công trình; máy tính; may mặc; sửa chữa xe máy; kỹ thuật trồng, quản lý bệnh hại trên cây chè; kỹ thuật sản xuất rau an toàn; kỹ thuật chăn nuôi phòng trừ bệnh cho thủy cầm; kỹ thuật trồng và khai thác rừng; kỹ thuật trồng canh tác lúa lai… cho hàng nghìn lao động nông thôn.
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hàng năm, căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp địa phương, nguồn vốn được giao và nhu cầu đào tạo nghề thực tế tại địa phương, UBND huyện Tủa Chùa phối hợp cùng các cơ quan chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Việc lựa chọn, thuê các trung tâm đào tạo nghề phải đảm bảo các yếu tố: các trung tâm phải có đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, có kiến thức thực tế và có phương pháp truyền đạt. Thời gian qua, UBND huyện luôn lựa chọn các đơn vị có kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề như: Trường Cao đẳng nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, Công ty Cổ phần Sao Diệu… mở các lớp đào tạo nghề trên địa bàn với quan điểm rõ ràng: sau đào tạo, nông dân có kỹ năng nghề thực thụ.
Song song với việc đào tạo nghề, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình trình diễn những dự án, mô hình khuyến nông, khuyến ngư: ứng dụng KHKT trong trồng, chăm sóc chè; canh tác rau xanh; nuôi cá, vịt hệ VAC; chăn nuôi gà, vịt, ngan lai… để nông dân có cái nhìn toàn diện trong ứng dụng KHKT vào sản xuất thực tiễn. Qua đó, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực tế để hoàn thiện và ứng dụng tốt kỹ năng nghề trong lao động, sản xuất.
Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa, Mùa A Tú đánh giá: Các lớp đào tạo nghề đã nâng cao trình độ canh tác nông nghiệp cho hàng nghìn lao động nông thôn. Sau đào tạo, lao động nông thôn biết lựa chọn các loại giống cây trồng, vật nuôi chất lượng, giá trị kinh tế cao; kỹ thuật canh tác, nuôi trồng đã giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, nhưng thu sản lượng cao trong sản xuất. Tiêu biểu là sau khi lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn do Trung tâm Đào tạo nghề huyện thực hiện cho 35 nông dân xã Mường Báng kết thúc năm 2011, nông dân trên địa bàn đã triển khai thực hiện trên 20 mô hình, với tổng diện tích trên 6ha sản xuất rau an toàn. Trong đó, gia đình các ông Lò Văn Kim, Lò Văn Thương, bản Huổi Lực 1 là những hộ điển hình trong xây dựng, phát triển mô hình sản xuất và cung cấp rau xanh ra thị trường với thu nhập bình quân mỗi mô hình trên 40 triệu đồng/năm.
Nguồn: http://nld.com.vn/