banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 22/10/2016, 09:21 AM
Chủ đề này đã có 486 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Quảng Trị quan tâm công tác đào tạo nghề ở nông thôn
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, một vấn đề đặt ra hiện nay là cấp ủy, chính quyền địa phương cần đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho nông dân đã được triển khai trong nhiều năm qua để có một định hướng đào tạo nghề đúng đắn, phù hợp, mang lại hiệu quả cao giúp họ có một tay nghề thực sự để tạo lập sinh kế, phát triển ngành nghề phụ, nhất là trong thời gian nông nhàn.
 
Tìm việc có môi trường thân thiện, nhiều đãi ngộ, click để xem thêm: tìm việc làm
 
Trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, những kết quả đạt được đã giúp nông dân có nhiều sự lựa chọn khi quyết định cho mình một hướng làm ăn cụ thể, hiệu quả, phù hợp với điều kiện, năng lực bản thân, gia đình. Nhiều hộ đã mở rộng cơ sở sản xuất, tranh thủ thời gian nông nhàn để làm thêm nhiều nghề khác cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập cần tiếp tục được tháo gỡ, nhất là trong khi sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hóa nhiều, dẫn tới thời gian nhàn rỗi giữa thời vụ của người nông dân rất dài . 
Hiện toàn tỉnh Quảng Trị có 12 cơ sở tham gia đào tạo nghề theo Quyết định 1956/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án 1080/2011 của UBND tỉnh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Sau hơn hai năm thực hiện Quyết định này, các cơ sở đã đào tạo được hơn 12.000 lao động, trong đó hơn 10.000 người được học nghề nông nghiệp như trồng rau an toàn, nấm, cao su, ném, lúa, ngô, lạc, sắn, chăn nuôi, số còn lại với các nghề phi nông nghiệp như may, nề dân dụng, sửa chữa điện, nấu ăn.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề của nhiều cơ sở còn mang tính hình thức, chạy theo số lượng chứ chưa thực sự quan tâm đến chất lượng đào tạo. Nhiều người sau khi học nghề chưa thực sự mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị vì đầu tư theo hướng hiện đại thì chưa đủ kiến thức để làm, còn như cách làm cũ thì sản phẩm làm ra khó đáp ứng thị trường tiêu thụ.
Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó phải kể đến người lao động học nghề còn mang tính tự phát. Trong lúc đó, một số nơi, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương chưa chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo nghề sát với điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương. Các cơ sở đào tạo nghề thiếu giáo viên cơ hữu, trang thiết bị dạy học thiếu. Đã vậy, quá trình tổ chức dạy nghề giữa các cơ sở chưa có sự phối hợp chặt chẽ nên hầu như mạnh ai nấy làm. Điều đó dễ dẫn đến tình trạng có lao động tham gia nhiều khóa học nhưng có người không được tham gia khóa học nào. Lại có một số người tham gia nhiều khóa học nhưng vẫn không nắm vững một nghề cụ thể. Trong lúc đó, theo Quyết định 1956, người học nghề ngắn hạn được hỗ trợ 3 triệu hoặc 2 triệu đồng/khóa tùy theo đối tượng, bên cạnh còn được hỗ trợ nhiều khoản khác như tiền ăn 15.000 đồng/ngày, tiền đi lại và mỗi người chỉ được học một lần.
Bên cạnh đó, sau 2 năm thực hiện đề án, tổng vốn đầu tư cơ sở vật chất từ ngân sách cho các cơ sở nghề lên đến hàng chục tỷ đồng nhưng việc phân bổ nguồn vốn còn nhiều bật cập. Riêng đối với Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Vĩnh Linh tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn lên đến hàng ngàn người nhưng có một thời gian dài không được đầu tư cơ sở vật chất như xây dựng nhà xưởng, phòng học, mua sắm trang thiết bị dạy học nên gặp rất nhiều khó khăn.
Đã đến lúc cấp ủy, chính quyền địa phương cần rà soát đánh giá lại kết quả thực chất của công tác đào tạo nghề chứ không chỉ bằng những con số thống kê giản đơn như số lớp học, số người học, ngành nghề đào tạo mà thiếu những địa chỉ cụ thể của người học và sự đổi thay trong đời sống của họ khi áp dụng nghề được học vào sản xuất.
Cần quy hoạch lại mạng lưới đào tạo nghề, tạo cơ chế phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo, nhất là đối với các trường trung cấp nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp vì ở đó có đội ngũ giáo viên cơ hữu chuyên sâu về nghề, giáo trình giảng dạy đạt chuẩn.
Cần gắn công tác quy hoạch đào tạo nghề với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, tiến hành khảo sát đánh giá nhu cầu học nghề với dự báo tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương để công tác đào tạo nghề sát thực hơn với nhu cầu phát triển.
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong