Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Bắc Giang: Thiếu lao động trong các khu công nghiệp
Nhu cầu lao động trong doanh nghiệp (DN) tại các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh rất lớn trong khi nhiều lao động đã có việc làm ổn định tại đây lại không yên tâm làm việc, có tình trạng bỏ việc hoặc "nhảy việc".
Các bạn ứng viên muốn kiếm việc ở Hà Nội tại những công ty có môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều đãi ngộ, truy cập link ngay: viec lam ha noi
Chị Đỗ Thị Thanh H ở thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam sau khi học nghề, được tuyển dụng làm việc tại một công ty may bao bì ở KCN Đình Trám, huyện Việt Yên. Làm việc ở đây hơn hai năm với mức thu nhập hơn ba triệu đồng/tháng, H quyết định bỏ việc về quê với ý định xin vào một công ty may hoặc sản xuất bao bì gần nhà. Trước mắt, khi chưa xin được việc, H theo cánh thợ nề đi phụ vữa ở xã lân cận với mức tiền công hơn 100 nghìn đồng/ngày. H cho biết, làm công nhân ở KCN có mức thu nhập ổn định hơn ba triệu đồng/tháng nhưng làm việc gò bó, xa nhà nên các chi phí sinh hoạt như tiền thuê nhà, đi lại, ăn uống tốn kém. Mỗi tháng tiết kiệm được khoảng một triệu đồng cho gia đình nhưng về lâu dài khi lấy chồng, có con, nhiều khoản chi tiêu phát sinh thì khó có thể bảo đảm được cuộc sống. Vậy nên về quê làm việc có thể thu nhập thấp hơn nhưng ổn định, lúc rảnh có thể đi làm thêm, thời gian không gò bó.
Tình trạng bỏ việc, "nhảy việc" của lao động trong các DN ở KCN của tỉnh như trường hợp của H không hiếm. Theo ông Nguyễn Văn Phấn, Trưởng phòng Quản lý lao động, Ban quản lý các KCN tỉnh mỗi quý có hàng trăm lao động đang làm việc tại DN trong các KCN của tỉnh bỏ việc hoặc "nhảy việc" từ DN này sang DN khác. Hơn nữa một số DN mở rộng sản xuất hoặc đầu tư mới khiến nhu cầu tuyển dụng lao động tại các KCN của tỉnh tăng cao. Đầu năm nay, nhu cầu tuyển dụng tại đây khoảng 10 nghìn lao động, đến cuối tháng 6 tăng lên 17,5 nghìn lao động và còn tiếp tục tăng vào những tháng cuối năm. Nhiều DN đang có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn như Công ty TNHH Wintex Việt Nam (KCN Quang Châu), Công ty TNHH Linh kiện điện tử SANYO OPT Việt Nam (KCN Quang Châu), Công ty TNHH Phú Hồng, thuộc Tập đoàn Hồng Hải (KCN Đình Trám)… Đáng chú ý là nhiều DN tuyển lao động theo cơ chế "mở" từ chưa có tay nghề sau khi được tuyển dụng sẽ đào tạo miễn phí tại DN và được hỗ trợ kinh phí, đến công nhân có tay nghề hoặc lao động có trình độ cao được sắp xếp theo bậc hoặc lương thoả thuận, độ tuổi của lao động được nới rộng từ 18 đến 35 tuổi. Tuy nhiên, nhiều DN vẫn chật vật trong tuyển dụng lao động, liên tục thông báo tuyển dụng lao động. Đại diện Công ty TNHH Linh kiện điện tử SANYO OPT Việt Nam cho biết, một lao động phổ thông làm tại công ty có mức lương khởi điểm cộng với các khoản hỗ trợ, làm thêm được hơn ba triệu đồng/tháng nhưng vẫn khó tuyển dụng. Hiện DN cần hơn ba nghìn lao động phổ thông…
Nguyên nhân của tình trạng thiếu lao động ở các KCN của tỉnh chủ yếu do lương thấp và một phần do thói quen, tập quán sinh hoạt theo mùa vụ của lao động xuất thân từ các vùng nông thôn. Tình cảnh chung mà công nhân tại các KCN trên địa bàn đang phải đối mặt là thu nhập thấp, chi phí thuê nhà, điện, nước… cao. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều lao động không gắn kết lâu dài với DN, có thể bỏ việc bất cứ lúc nào, hoặc chuyển sang làm cho một DN khác chỉ với thu nhập cao hơn vài chục nghìn đồng. Để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động, nhiều DN cũng đưa ra những giải pháp như áp dụng các chính sách chăm lo cho người lao động. Ngoài việc tăng thu nhập, nhiều DN còn bố trí chỗ ở, hỗ trợ tiền thuê trọ, thời gian học việc vẫn có mức thu nhập đủ sống… Bên cạnh đó, nhiều DN còn có cơ chế khen thưởng động viên kịp thời như tiền chuyên cần, tặng quà ngày sinh nhật, ngày lễ, phục vụ ăn miễn phí, cơ hội được đào tạo, thăng tiến, thưởng tháng… Tuy nhiên, nếu lao động phổ thông xa nhà với mức thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống, nhất là lao động nữ không có tích luỹ thì khó có thể yên tâm làm việc lâu dài cho DN. Cũng theo ông Phấn, thời điểm này nhiều DN trong KCN đang đẩy mạnh tuyển dụng lao động nhằm thu hút lực lượng lao động trên địa bàn vừa tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng không đủ điều kiện theo học tại các trường chuyên nghiệp.
Thiếu lao động không chỉ ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinh doanh của DN mà còn sinh ra nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội tại các địa phương. Thiết nghĩ để giải bài toán này không thể chỉ là những biện pháp tình thế nhằm giữ chân người lao động trong một sớm một chiều mà phải dựa trên những biện pháp căn cơ lâu dài trên cơ sở xây dựng mối quan hệ tốt giữa DN và người lao động. Người lao động không chỉ cần môi trường làm việc tốt, thu nhập cao, ổn định, được thực hiện các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… mà còn cần quan tâm hơn nữa tới đời sống tinh thần, chỗ ở lâu dài để yên tâm làm việc, gắn bó với DN. Theo ông Phạm Huy Đắp, Phó Giám đốc Ban quản lý các KCN tỉnh thì các DN cần nắm bắt diễn biễn thị trường, kịp thời điều chỉnh lương, phụ cấp cho người lao động trong DN cho phù hợp như khi giá cả thị trường tăng cao cần hỗ trợ kinh phí để người lao động ổn định cuộc sống… Dự báo nhu cầu tuyển dụng lao động trong các KCN của tỉnh những năm tới còn tăng cao. Được biết, Ban quản lý các KCN tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có nhiều biện pháp giúp DN tuyển dụng lao động. Các DN cũng chủ động tổ chức hội nghị tuyển dụng lao động, phối hợp với chính quyền địa phương, công khai các khoản thu nhập của người lao động, mở rộng thông tin, có chính sách ưu đãi tuyển dụng lao động.
Chị Đỗ Thị Thanh H ở thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam sau khi học nghề, được tuyển dụng làm việc tại một công ty may bao bì ở KCN Đình Trám, huyện Việt Yên. Làm việc ở đây hơn hai năm với mức thu nhập hơn ba triệu đồng/tháng, H quyết định bỏ việc về quê với ý định xin vào một công ty may hoặc sản xuất bao bì gần nhà. Trước mắt, khi chưa xin được việc, H theo cánh thợ nề đi phụ vữa ở xã lân cận với mức tiền công hơn 100 nghìn đồng/ngày. H cho biết, làm công nhân ở KCN có mức thu nhập ổn định hơn ba triệu đồng/tháng nhưng làm việc gò bó, xa nhà nên các chi phí sinh hoạt như tiền thuê nhà, đi lại, ăn uống tốn kém. Mỗi tháng tiết kiệm được khoảng một triệu đồng cho gia đình nhưng về lâu dài khi lấy chồng, có con, nhiều khoản chi tiêu phát sinh thì khó có thể bảo đảm được cuộc sống. Vậy nên về quê làm việc có thể thu nhập thấp hơn nhưng ổn định, lúc rảnh có thể đi làm thêm, thời gian không gò bó.
Tình trạng bỏ việc, "nhảy việc" của lao động trong các DN ở KCN của tỉnh như trường hợp của H không hiếm. Theo ông Nguyễn Văn Phấn, Trưởng phòng Quản lý lao động, Ban quản lý các KCN tỉnh mỗi quý có hàng trăm lao động đang làm việc tại DN trong các KCN của tỉnh bỏ việc hoặc "nhảy việc" từ DN này sang DN khác. Hơn nữa một số DN mở rộng sản xuất hoặc đầu tư mới khiến nhu cầu tuyển dụng lao động tại các KCN của tỉnh tăng cao. Đầu năm nay, nhu cầu tuyển dụng tại đây khoảng 10 nghìn lao động, đến cuối tháng 6 tăng lên 17,5 nghìn lao động và còn tiếp tục tăng vào những tháng cuối năm. Nhiều DN đang có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn như Công ty TNHH Wintex Việt Nam (KCN Quang Châu), Công ty TNHH Linh kiện điện tử SANYO OPT Việt Nam (KCN Quang Châu), Công ty TNHH Phú Hồng, thuộc Tập đoàn Hồng Hải (KCN Đình Trám)… Đáng chú ý là nhiều DN tuyển lao động theo cơ chế "mở" từ chưa có tay nghề sau khi được tuyển dụng sẽ đào tạo miễn phí tại DN và được hỗ trợ kinh phí, đến công nhân có tay nghề hoặc lao động có trình độ cao được sắp xếp theo bậc hoặc lương thoả thuận, độ tuổi của lao động được nới rộng từ 18 đến 35 tuổi. Tuy nhiên, nhiều DN vẫn chật vật trong tuyển dụng lao động, liên tục thông báo tuyển dụng lao động. Đại diện Công ty TNHH Linh kiện điện tử SANYO OPT Việt Nam cho biết, một lao động phổ thông làm tại công ty có mức lương khởi điểm cộng với các khoản hỗ trợ, làm thêm được hơn ba triệu đồng/tháng nhưng vẫn khó tuyển dụng. Hiện DN cần hơn ba nghìn lao động phổ thông…
Nguyên nhân của tình trạng thiếu lao động ở các KCN của tỉnh chủ yếu do lương thấp và một phần do thói quen, tập quán sinh hoạt theo mùa vụ của lao động xuất thân từ các vùng nông thôn. Tình cảnh chung mà công nhân tại các KCN trên địa bàn đang phải đối mặt là thu nhập thấp, chi phí thuê nhà, điện, nước… cao. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều lao động không gắn kết lâu dài với DN, có thể bỏ việc bất cứ lúc nào, hoặc chuyển sang làm cho một DN khác chỉ với thu nhập cao hơn vài chục nghìn đồng. Để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động, nhiều DN cũng đưa ra những giải pháp như áp dụng các chính sách chăm lo cho người lao động. Ngoài việc tăng thu nhập, nhiều DN còn bố trí chỗ ở, hỗ trợ tiền thuê trọ, thời gian học việc vẫn có mức thu nhập đủ sống… Bên cạnh đó, nhiều DN còn có cơ chế khen thưởng động viên kịp thời như tiền chuyên cần, tặng quà ngày sinh nhật, ngày lễ, phục vụ ăn miễn phí, cơ hội được đào tạo, thăng tiến, thưởng tháng… Tuy nhiên, nếu lao động phổ thông xa nhà với mức thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống, nhất là lao động nữ không có tích luỹ thì khó có thể yên tâm làm việc lâu dài cho DN. Cũng theo ông Phấn, thời điểm này nhiều DN trong KCN đang đẩy mạnh tuyển dụng lao động nhằm thu hút lực lượng lao động trên địa bàn vừa tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng không đủ điều kiện theo học tại các trường chuyên nghiệp.
Nguồn: http://www.molisa.gov.vn/
|