banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 03/11/2016, 10:25 AM
Chủ đề này đã có 484 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Phú Thọ đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là cơ hội giúp hàng triệu lao động được học nghề và có việc làm mới. Bảo đảm chất lượng đào tạo, người lao động sau khi học nghề có việc làm ổn định là điều không đơn giản. Mô hình liên kết 3 nhà: nhà nông – người học, nhà trường – người đào tạo, nhà sử dụng lao động – doanh nghiệp có thể hóa giải thách thức trên.
 
Tìm việc lương cao, môi trường năng động tại Tiền Giang, truy cập ngay: viec lam tien giang 
 
Những mô hình đào tạo hay
Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú tỉnh Phú Thọ từ lâu đã trở thành địa chỉ quen thuộc của bà con đồng bào dân tộc thiểu số cũng như học viên ở vùng nông thôn trên địa bàn khi muốn tìm hiểu và tham gia học nghề. Nhà trường hoạt động theo quy mô và chức năng của một cơ sở đào tạo chuyên nghiệp với những khoa, phòng chuyên môn đáp ứng được nhu cầu của học viên và giúp nông dân có cơ hội tiếp cận với phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại. Những năm qua, nhà trường đã tổ chức dạy 10 nghề cho hàng ngàn người gồm hàn, may công nghiệp, điện dân dụng, chăn nuôi thú y, trồng trọt và bảo vệ thực vật, nghề lâm sinh, thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, sửa chữa ô tô, xe máy, sản xuất chổi chít. Đặc biệt, nhà trường đã thực hiện tốt việc giáo dục, tư vấn cho người lao động về vai trò của học nghề. Lấy đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là nhiệm vụ trọng tâm, nhà trường đã chủ động kết nối với một số doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu tuyển dụng để triển khai đào tạo các nghề tương ứng. Do vậy, gần 90% học sinh tốt nghiệp học nghề đã có việc làm.
 
Tại xã Gia Điền, Hạ Hòa, liên kết 3 nhà trong đào tạo nghề cho nông dân cũng mang lại kết quả khả quan. Là xã thuần nông, được chọn thực hiện thí điểm xây dựng nông thôn mới nên việc chuyển đổi cơ cấu lao động để tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân là cần thiết. Chính quyền xã đã chủ động tìm hiểu, du nhập nhiều nghề mới phù hợp với thực tế địa phương như trồng nấm rơm, nuôi ong mật, đan cói...; phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm Dạy nghề huyện Hạ Hòa dạy nghề cho hàng trăm lao động với nhiều nghề khác nhau như nuôi lợn thương phẩm, thú y, nuôi trồng thủy sản… Sau khi học nghề, có kiến thức sản xuất, một số gia đình phát triển kinh tế bằng việc nuôi ong mật, trồng nấm rơm. Một số học viên làm thuê cho các cơ sở sản xuất và có thu nhập khá ổn định.
Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ cũng là một trong những trung tâm đào tạo nghề của tỉnh với hàng chục ngành nghề và đội ngũ giáo viên đạt chuẩn. Trường nhận một số mặt hàng của doanh nghiệp về sản xuất tại xưởng để rèn tay nghề, tạo thu nhập cho học viên. Với những ngành sản xuất trên hệ thống máy móc hiện đại, người học được thực hành ngay tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp liên kết. Học viên học nghề đều được các doanh nghiệp ký cam kết tuyển dụng sau khi hoàn thành chương trình. Mô hình doanh nghiệp trong nhà trường, nhà trường trong doanh nghiệp không chỉ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, mà còn mở ra cơ hội việc làm cho lao động.
Cần chất keo gắn kết
Để công tác đào tạo nghề cho nông dân đạt hiệu quả, sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa 3 nhà là yếu tố quyết định đến thành công. Theo đó, người học phải xác định học nghề là cơ hội nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, năng suất lao động và thu nhập. Nông dân phải phát huy vai trò chủ thể trong chương trình đào tạo nghề của các cơ sở, tổ chức đào tạo và doanh nghiệp. Trước khi tham gia học nghề, phải xác định nghề nào phù hợp với khả năng, sở thích. Bên cạnh đó, ngành chức năng, các chuyên gia cũng tăng cường tư vấn, hướng nghiệp giúp nông dân chọn nghề học phù hợp.
Đối với các cơ sở đào tạo, phải có chương trình giảng dạy phù hợp với đối tượng đặc thù là lao động nông thôn, vì trình độ còn hạn chế, sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm. Thay vì những lớp học kiểu lý thuyết, các cơ sở đào tạo nên chú trọng thực hành. Liên tục đổi mới các hình thức tổ chức đào tạo, bên cạnh các chương trình đào tạo chính quy, tập trung còn có những chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo ngay tại thôn bản, ngay trên ruộng đồng. Đội ngũ giáo viên không chỉ là chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, mà có thể là những nghệ nhân, nông dân sản xuất giỏi.
Các doanh nghiệp cũng nên coi công tác đào tạo nghề cho người lao động là chiến lược để có đội ngũ lao động tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp cần liên kết với cơ sở đào tạo, chính quyền địa phương đặt hàng nguồn lao động để các cơ sở chủ động trong chương trình giảng dạy; giúp học viên yên tâm học tập,
Phó giám đốc Sở LĐ, TB và XH Phú Thọ Đinh Trọng Hồng cho rằng, liên kết 3 nhà tạo thành một vòng khép kín để giải quyết việc làm góp phần phát triển KT - XH địa phương.
 
Nguồn: http://www.thanhnien.vn

icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong