banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 03/11/2016, 10:58 AM
Chủ đề này đã có 488 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Truyền nghề trong làng nghề: Mới chỉ là cầm tay chỉ việc
Thông tin mua bán Liên Hệ:
Việc truyền nghề tại các làng nghề chủ yếu vẫn theo phương thức “cha truyền con nối”, cầm tay chỉ việc, hoặc tổ chức những lớp học ngắn ngày, chưa có giáo trình, tài liệu cụ thể hoặc có cũng chưa hệ thống, bài bản. Do đó, hiệu quả truyền nghề chưa cao...
Những bí quyết thành công giúp bạn đạt được điều mình mong muốn trong cuộc sống và công việc, xem ngay: bi quyet thanh cong
 
 
Nguy cơ thất truyền nghề
 
Lâu nay, trong các làng nghề, việc đào tạo nghề chủ yếu theo phương thức cha truyền cho con, con truyền cho cháu. Nếu tổ chức lớp học cũng chỉ theo cách kèm cặp, nghĩa là một thầy, một trò hoặc một thầy, hai, ba trò. Hiện nay, việc truyền nghề đã có giáo trình, tài liệu song cũng không theo mô hình lớp học, bởi người dạy không thể phân chia thành từng tiết, buổi học và cũng chỉ hướng dẫn lý thuyết rất đơn giản từ kinh nghiệm của mình…Vì vậy, hiệu quả việc đào tạo chưa cao.
 
Nhu cầu truyền nghề truyền thống hiện nay rất lớn. Thực tế, ở các làng nghề, việc đào tạo nghề theo lối truyền nghề đơn lẻ trong các hộ gia đình làm nghề nên chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực để phát triển hàng hoá quy mô lớn. Phần lớn nghệ nhân là người cao tuổi, số lượng ít và muốn truyền nghề cho lớp con cháu nhưng tâm lý thanh niên không muốn học nghề truyền thống mà muốn thoát ly ra thành phố làm việc. Truyền nghề thực chất là việc lưu giữ nghề bằng phương pháp chỉ dẫn, chỉ bảo…trực tiếp từ nghệ nhân cao tuổi, tốn ít kinh phí, dễ học, dễ dạy, song hạn chế là không chuẩn xác, thiếu sự đóng góp của tập thể. Mỗi nghệ nhân truyền nghề theo một kiểu nên không có sự thống nhất. Cùng với đó là việc không có sách vở nên nếu công việc không ổn định thì nguy cơ bị thất truyền nghề rất cao.
 
Quan tâm tới nghệ nhân
 
Đào tạo lao động làng nghề là một trong những việc làm quan trọng nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề, nâng cao thu nhập của người nông dân, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đào tạo 1 triệu lao động mỗi năm theo Đề án đào tạo nghề lao động nông thôn đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1956. Nghệ nhân Tô Xuân Hiền, chủ nhiệm Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Đồng Minh (xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) tâm sự: “Sau nhiều thăng trầm, làng nghề dệt chiếu Đồng Minh mai một. Năm 2010, khi đề án 1956 về đào tạo nghề lao động nông thôn được triển khai, làng nghề mới dần hồi sinh. Với số tiền hỗ trợ từ đề án, tôi mở cơ sở dệt chiếu ở 3 xã Đồng Minh, Hòa Bình và Cộng Hiền, thu hút khoảng hơn 60 lao động. Người lao động được tôi trực tiếp truyền nghề và làm việc tại hợp tác xã với mức thu nhập bình quân khoảng 1,2-1,5 triệu đồng/người/tháng. Mặc dù thu nhập còn thấp nhưng cũng phần nào giúp người nông dân cải thiện cuộc sống vì họ có thể làm việc cả lúc nông nhàn lẫn ngày mùa bận rộn”.
 
Những nghệ nhân như ông Hiền ở làng nghề không nhiều, phần lớn tuổi đã cao. Để nâng cao hiệu quả công tác truyền nghề, tránh thất truyền nghề truyền thống, cần thay đổi phương thức truyền nghề, trong đó chú trọng việc xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy một cách bài bản, khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại vào đào tạo, tăng cường thiết bị nâng cao chất lượng cơ sở dạy nghề. Đồng thời quan tâm đến đầu ra sản phẩm cho các làng nghề để người lao động yên tâm học nghề, nghệ nhân yên tâm truyền nghề. Trưởng Phòng Hành chính Trung tâm dạy nghề huyện Vĩnh Bảo Bùi Văn Trung cho biết, khó khăn lớn nhất của các làng nghề là đầu ra sản phẩm, yếu tố sống còn của một làng nghề. Đơn cử như sản phẩm chiếu cói của xã Đồng Minh hiện nay chủ yếu cung cấp cho các nhà trẻ, mẫu giáo tại địa phương, do đó lượng tiêu thụ chưa nhiều, cơ sở sản xuất muốn mở rộng quy mô cũng khó.
 
Theo Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Phòng Đặng Văn Tâng, để phát triển các làng nghề truyền thống, cần quy hoạch phát triển tổng thể, trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ nhân lực tay nghề cao, quan tâm tới đội ngũ nghệ nhân, có cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất để học viên sau đào tạo có việc làm.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong