Cho vay xuất khẩu lao động : Lợi ích từ nhiều phía
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là định hướng phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh Bắc Giang nhằm xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng bằng sức lao động
Kiếm việc làm có mức lương như ý, nhiều đãi ngộ tốt, xem thêm nhé việc làm nhanh
của chính người dân nông thôn. Đây cũng là cơ hội đầu tư "một vốn, bốn lời" cho người dân, ngân hàng và toàn xã hội.
Về thôn Huyện, xã Tiến Dũng (Yên Dũng) lần này, tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự đổi thay nhanh chóng của một làng quê thuần nông vốn trước đây nghèo xơ xác.
Nhiều ngôi nhà tầng mọc lên khang trang bên cạnh những con đường cứng hoá bê tông sạch sẽ. Đồng chí cán bộ tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Yên Dũng đi cùng vui vẻ nói: "Hầu hết những ngôi nhà mới này được xây lên bằng tiền gửi về của những người đi XKLĐ nước ngoài.
Cả thôn có hơn 200 hộ thì hơn một nửa số hộ có người đi XKLĐ. Đây cũng là địa phương có tỷ lệ người đi XKLĐ cao nhất của huyện và hiện cũng là nơi đang có sự phát triển kinh tế
- xã hội mạnh mẽ". Có thể nhận thấy, XKLĐ đang tạo ra những điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Với mỗi người dân, mức thu nhập khoảng 300-400 USD/tháng khi XKLĐ là một con số "trong mơ" khi thu nhập bình quân của người lao động
ở vùng quê này hiện nay chỉ khoảng 400-500 nghìn đồng
/tháng. Đối với xã hội, XKLĐ góp phần thu hút lượng ngoại tệ lớn đồng thời đẩy mạnh các hoạt động trao đổi hàng hoá,
tăng các loại dịch vụ, tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện hơn. Đối với ngân hàng,
dịch vụ cho vay XKLĐ được đánh giá hiệu quả cao do mức độ rủi ro thấp, thông qua hoạt động này ngân hàng có thể thực hiện các dịch vụ: chuyển kiều hối,
khuyến khích người dân gửi tiền tiết kiệm, nâng nguồn vốn huy động trên địa bàn. Kết quả gần đây của Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT tỉnh cho thấy,
nhiều huyện có sự đột biến trong huy động vốn như Yên Dũng, Hiệp Hoà… mà nguyên nhân là do số lượng người XKLĐ tăng mạnh. Lượng kiều hối chuyển về những tháng gần đây cũng tăng mạnh.
Chỉ tính riêng Ngân hàng NN&PTNT, lượng kiều hối chuyển qua trong năm 2006 đạt gần 30 triệu USD,
6 tháng đầu năm nay số lượng này đạt khoảng 19 triệu USD… Vì lợi ích cho người lao động và ngân hàng đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển,
hệ thống ngân hàng trên địa bàn mà nòng cốt là Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) và Ngân hàng NN&PTNT tỉnh đã đẩy mạnh công tác cho vay XKLĐ.
Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 4,2 nghìn lao động đang vay vốn XKLĐ với tổng số tiền hơn 151 tỷ đồng. Mức vay bình quân khoảng 16-22 triệu đồng/hộ.
Đặc biệt, Ngân hàng NN&PTNT tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm tăng nhanh dư nợ đối với dịch vụ này như: thành lập bộ phận thường trực tại Phòng tín dụng
(Ngân hàng NN&PTNT tỉnh) để kịp thời giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu; tuyên truyền,
phổ biến và công khai hoá các thủ tục, hồ sơ cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến vay vốn; giao chỉ tiêu cho vay XKLĐ đối với cán bộ tín dụng…
Bên cạnh đó, đơn vị thực hiện cho vay không có tài sản bảo đảm đến 20 triệu đồng đối với các hộ gia đình; giảm 4-5% lãi suất cho vay cùng loại cho tất cả khách hàng vay XKLĐ.
Năm 2007, đơn vị phấn đấu đạt doanh số cho vay 100 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ cho vay XKLĐ đến cuối năm 2007 là 100 tỷ đồng với 6 nghìn khách hàng, đạt 50% số người đi XKLĐ được vay vốn
tại ngân hàng… Tuy nhiên, để công tác cho vay XKLĐ đạt hiệu quả cao hơn, tạo điều kiện cho nhiều người đi lao động nước ngoài được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng vẫn còn những khó khăn,
vướng mắc cần tháo gỡ. Đó là tình trạng nhiều hộ nghèo thuộc đối tượng vay vốn của Ngân hàng CSXH nhưng do phụ thuộc vào nguồn vốn cấp trên điều hoà nên
không đáp ứng được nhu cầu vay vốn. Trong khi đó, các đối tượng này khi tiếp cận với các ngân hàng thương mại thì không được hưởng các ưu đãi về lãi suất.
Ngoài ra đối với lao động làm việc tại một số nước đòi hỏi chi phí ban đầu lớn (Hàn Quốc, Nhật Bản, đảo Síp…) thì các ngân hàng chưa có các biện pháp hỗ trợ,
khuyến khích phù hợp. Đây là những vấn đề không chỉ ngân hàng mà cần được các ngành chức năng quan tâm nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động XKLĐ trên địa bàn.
|