Thanh Hoá: Trong 6 tháng đầu năm đã đưa 4250 người đi xuất khẩu lao động
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá có hơn 20.000 lao động đang làm việc có thời hạn tại nước ngoài.
Theo báo cáo, tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều đã đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài,
nhiều nhất là huyện Quảng Xương: 425 người, huyện Hoằng Hoá: 275 người, huyện Nông Cống: 258 người, chưa kể đến số lao động đang trong quá trình học và chờ bay.
Thị trường Malaysia thu hút được nhiều lao động Thanh Hoá nhất, với 2450 lao động, tiếp sau là các nước Trung Đông, Đài Loan, Hàn Quốc.
Công tác xuất khẩu lao động của tỉnh những năm qua đã đạt được một số kết quả khả quan, tạo được niềm tin trong nhân dân.
Đó là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban chỉ đạo xuất khẩu lao động cấp huyện và doanh nghiệp, tổ chức hội nghị tư vấn về xuất khẩu lao động
đến Bí thư chi bộ, trưởng thôn, các trưởng đoàn thể cấp xã để chuyển tải thông tin và giải đáp kịp thời những thắc mắc của nhân dân.
Do đó, các huyện miền núi trong tỉnh cũng đã triển khai tốt công tác này này, điển hình là các huyện Như Xuân, Bá Thước, Cẩm Thuỷ.
Nguồn ngoại tệ các lao động đã gửi về cho giai đình từ đầu năm 2007 đến nay ước khoảng 19.400 triệu USD (tương đương 310.400 tỷ đồng Việt Nam), qua đó,
nâng cao đời sống cho gia đình, người thân, góp phần giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo trong toàn tỉnh, đồng thời, tái đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
tạo thêm nhiều việc làm mới. Theo kế hoạch, năm 2007, Thanh Hoá phấn đấu đưa được 10.000 lao động trở lên đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, như vậy,
trong 6 tháng cuối năm phải đưa được ít nhất là 6.000 lao động. Để đạt được kế quả đó, Ban chỉ đạo Xuất khẩu lao động và Chuyên gia của tỉnh đã đưa ra những nhiệm vụ
cần tập trung thực hiện: tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền đầy đủ nội dung chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về xuất khẩu lao động đến mọi người dân;
giải quyết kịp thời những vướng mắc ngay tại cơ sở, không đưa người không đủ tiêu chuẩn, nhất là về chính trị đi xuất khẩu lao động; gắn trách nhiệm của chính quyền cấp xã, phường,
thị trấn trong việc giới thiệu lao động; khuyến khích những doanh nghiệp tuyển lao động đến những thị trường mới có thu nhập cao và ổn định, đồng thời,
Ban chỉ đạo Xuất khẩu lao động và Chuyên gia tỉnh chỉ được lựa chọn và giới thiệu những đơn vị có năng lực trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và chấp hành tốt báo cáo định kỳ
cho các địa phương để tuyển lao động; các doanh nghiệp cần tăng cường phối hợp với các trường, trung tâm dạy nghề trong tỉnh tổ chức dạy nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng và
có chính sách hỗ trợ cho người lao động…
|