Top 10 công ty được khao khát nhất 2016
Theo đó, các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại nước ngoài đang chiếm ưu thế với 6/10 vị trí. Các đại diện của Việt Nam là những công ty lớn gồm Vinamilk, Vingroup, FPT và Viettel.
Các bạn đang cần tìm việc làm tại Cần Thơ, vui lòng truy cập link để tham khảo thêm viec lam can tho
Dẫn đầu bảng xếp hạng là đại gia trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh FMCG, công ty Unilever Việt Nam. Ở vị trí thứ 2 và 3 là CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn Vingroup, hai doanh nghiệp niêm yết trong nước có vốn hóa lớn trên thị trường hiện tại.
4 vị trí kế tiếp thuộc lĩnh vực công nghệ chia đều cho cả "nội" lẫn "ngoại" với sự góp mặt của Samsung, FPT, Viettel và Intel. Ba đại diện cuối danh sách top 10 tiếp tục thuộc về lĩnh vực FMCG là Nestle, P&G, Suntory PepsiCo.
So với các quốc gia trong khu vực, tỷ trọng doanh nghiệp nội địa được mong muốn làm việc của Việt Nam khá tương đồng với Malaysia. Trái lại, tại Singapore, các tập đoàn đa quốc gia được người lao động ưu ái hơn khi chỉ có 3/10 đơn vị có tên trong bảng xếp hạng của JobStreet là doanh nghiệp nội địa.
JobStreet Việt Nam cũng đã xếp hạng top 5 các công ty được người lao đông mong muốn làm việc theo 4 lĩnh vực phổ biến hiện tại như FMCG, Công nghệ thông tin – viễn thông, Bán lẻ và Tài chính – Ngân hàng.
Ở lĩnh vực FMCG, Có đến 4/5 đơn vị thuộc về các Tập đoàn đa quốc gia. Đại diện duy nhất của Việt Nam trong Top 5 là Vinamilk.
Nguyên nhân khiến cho Unilever được yêu thích nhất trong ngành là bởi đơn vị này có rất nhiều các chương trình đào tạo, tuyển dụng xuyên suốt từ cấp bậc mới tốt nghiệp cho đến những quản lý cấp cao. Những chương trình tuyển dụng liên tục được thông tin qua các mạng việc làm danh tiếng, trực tiếp đến các trường đại học với lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng.
Với bảng xếp hạng doanh nghiệp trong mảng Công nghệ Thông tin – Viễn Thông (ICT), FPT và Viettel lọt vào vị trí thứ 2 và 3. Dẫn đầu danh sách là liên doanh đến từ Hàn Quốc, Samsung Vina, đơn vị với thế mạnh về sản xuất phần cứng điện thoại thông minh có thị phần lớn nhất Việt Nam hiện tại. Ở vị trí thứ 4 và 5 lần lượt là Intel và Bosch, những doanh nghiệp cũng có thế mạnh về sản xuất phần cứng lớn trên thế giới.
Chỉ duy nhất trên lĩnh vực phân phối – bán lẻ, các doanh nghiệp nội cho thấy sự lấn át với 4 đại diện là Vingroup, FPT Shop, Viettel Store và Thế Giới Di Động ở các 4 vị trí đầu bảng. Đại diện nước ngoài duy nhất góp mặt là Tập đoàn Bán lẻ hàng đầu Nhật Bản – AEON.
Trên mặt trận Tài chính – Ngân hàng, ba vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng đều thuộc về các ngân hàng nội địa. Đứng ở vị trí thứ 1 và thứ 2 là hai ngân hàng có vốn nhà nước sở hữu lớn, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Đầu Tư Việt Nam (BIDV).
Tiếp thứ 3 là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Hai vị trí cuối cùng bảng xếp hạng thuộc về các đại diện có vốn đầu tư nước ngoài là Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam và Citibank.
|