banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 18/11/2016, 09:38 AM
Chủ đề này đã có 456 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Gia nhập Hiệp định TPP: Lao động dệt may chịu thêm sức ép
Thông tin mua bán Liên Hệ:
Tại Diễn đàn Quan hệ lao động Việt Nam được tổ chức mới đây, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan, bởi Mỹ và Nhật Bản - 2 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam hiện nay - là các thành viên của TPP.

Các bạn đang cần tìm việc ở Đồng Nai, click ngay  vieclamdongnai


Trong khi đó, các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU, Việt Nam và Hàn Quốc cũng mở cho dệt may thêm ưu đãi thuế quan từ 2 thị trường xuất khẩu lớn này. Tuy nhiên, những ưu đãi đó chưa tận dụng được nhiều, bởi 80% nguyên liệu phụ thuộc nước ngoài.

“Mục tiêu ngành đặt ra là tới năm 2020, nguồn cung nguyên liệu nội địa phải đảm bảo 65% nhu cầu, nhưng thực hiện mục tiêu này không hề đơn giản”, ông Cẩm đánh giá.

Trong khi đó, TPP quy định, để được hưởng ưu đãi, doanh nghiệp phải sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP, nhằm thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư vào lĩnh vực này.

Cùng thách thức trên, các điều khoản về lao động trong TPP cũng dẫn tới những thay đổi trong quan hệ lao động và sự thay đổi này được dự báo sẽ tạo thêm sức ép đối với doanh nghiệp dệt may.

Bà Virginia Foote, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam khẳng định, thay đổi lớn nhất trong quan hệ lao động khi Việt Nam chính thức gia nhập TPP là quyền tự do liên kết và thỏa ước lao động tập thể.

Cụ thể, việc người lao động được tự do thành lập tổ chức và được phép hoạt động ngay sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước cùng với việc chủ sử dụng lao động không được phép can thiệp vào hoạt động của tổ chức tự chủ này có thể tạo nên sự phức tạp trong quản lý, dẫn tới những hậu quả rất lớn nếu chủ doanh nghiệp và nhà quản lý có bước đi sai lầm.

Dệt may là một trong những ngành thâm dụng lao động, nên lo ngại về giải quyết các tranh chấp trong quan hệ lao động càng lớn.

Từ góc nhìn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần May Hưng Yên băn khoăn rằng, nếu một doanh nghiệp có tới 5 - 7 tổ chức đại diện cho người lao động, thì giới chủ sử dụng lao động không biết đàm phán với tổ chức nào khi xảy ra tranh chấp.

Cùng với đó, ông Dương nghi ngại rằng, số tiền đóng cho các tổ chức công đoàn có thể tăng lên.

“Theo quy định, mỗi tháng, Công ty phải trích 2% quỹ lương cho công đoàn, tương đương 700 triệu đồng. Như vậy, mỗi năm, công đoàn Công ty cổ phần May Hưng Yên phải nộp lên công đoàn cấp trên gần 6 tỷ đồng. Đây là con số rất lớn đối với một doanh nghiệp gia công trong ngành dệt may. Nếu thành lập thêm nhiều tổ chức công đoàn, thì sức ép chi trả phí hoạt động cho bộ máy này có tiếp tục dồn lên vai doanh nghiệp và nhiều bộ máy cùng hoạt động liệu có hiệu quả hơn không?”, ông Dương đặt câu hỏi.

Sức ép nữa đến từ việc các điều kiện lao động, như lương tối thiểu, giờ làm việc, an toàn lao động… sẽ được quản lý chặt chẽ hơn khi tham gia TPP.

Ông Trương Văn Cẩm khẳng định, thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt là doanh nghiệp sẽ không tuân thủ hết và có thể vi phạm về giờ làm việc và lương. “Với 95% lao động là nữ, trong đó chỉ có 20% được đào tạo bài bản, nên chỉ một tín hiệu nhỏ cũng có thể dẫn tới đình công tập thể liên quan đến sử dụng lao động”, ông Cẩm lo ngại nói.

Một vấn đề khác mà doanh nghiệp dễ vi phạm, theo ông Cẩm, là quy định giờ làm thêm. Việt Nam quy định giờ làm thêm của ngành dệt may không quá 300 giờ/năm, trong khi một số nước có quy định khá thoải mái, như Trung Quốc là 500 - 600 giờ và Nhật Bản là 600 giờ/năm.

“Nhiều người nghĩ, làm thêm giờ là bóc lột công nhân, nhưng thực tế, doanh nghiệp chịu sức ép về thời gian giao hàng. Nếu chậm 7 ngày, 10 ngày, 14 ngày, hợp đồng sẽ bị phạt lần lượt là 5%, 10% và 30%, trong khi lợi nhuận của đơn hàng chỉ là 15%. Như vậy, chậm trên 10 ngày coi như đơn hàng không có lợi nhuận”, ông Ho-Beom Ryu, Tổng giám đốc Công ty Poongshin Hà Nội phân tích.

Sức ép mất hợp đồng còn lớn hơn khi thực tế cho thấy, từ khi Bộ luật Lao động năm 1994 được thông qua, Việt Nam đã ghi nhận hơn 5.500 cuộc đình công và tất cả đều là đình công tự phát. Trong tổng số các vụ, có tới trên 40% thuộc ngành dệt may, da giày liên quan tới trả lương thấp, cách trả lương và bố trí thời gian làm việc.

Được biết, trong số 16 FTA mà nước ta tham gia, thì TPP là thỏa thuận thương mại tự do đầu tiên bao gồm các điều khoản về lao động. TPP không không tạo ra bất kỳ tiêu chuẩn lao động quốc tế mới nào, nhưng đòi hỏi Việt Nam thông qua và thực hiện những quyền được nêu trong Tuyên bố 1998 của ILO, bao gồm tự do liên kết, quyền tổ chức và thương lượng tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử tại nơi làm việc.


Lần sửa cuối bởi careehello - 18/11/2016 lúc 09:40 AM - Lý do:
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong