banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 09/12/2016, 02:30 PM
Chủ đề này đã có 435 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
6 kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng học từ các nhà báo-phần 2
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 4. Nghiên cứu hồ sơ ứng viên
Thay đổi nhân sự giúp bạn thành công trong công việc, xem ngay  https://laisuat.vn/tin-tuc/Xu-huong-chuyen-dich-nhan-su---Co-hoi-va-thach-thuc-
 
Michael J. Berens, phóng viên điều tra của tờ Chicago Tribune và là người đoạt Giải thưởng báo chí Pulitzer năm 2012 cho biết, việc dành thời gian nghiên cứu thông tin sẽ giúp bạn đặt câu hỏi tốt hơn và tối thiểu hóa thời gian buổi phỏng vấn, bởi bạn sẽ không có đủ thời giờ để nghe người khác kể tiểu sử bản thân. 
 
Tuy nhiên, việc nghiên cứu thông tin này không chỉ đơn giản là đọc sơ yếu lý lịch của nhân vật.
 
Còn với Tisha Thompson, cô cho biết trước khi bước vào một cuộc phỏng vấn, cô luôn tìm đọc mọi thông tin có thể biết trước được thông qua mạng xã hội, hồ sơ của họ trên LinkedIn hay bất cứ thông tin nào có liên quan.
 
Houston đưa ra lời khuyên: "Hãy tìm hiểu nhân vật nhiều hơn nữa để biết họ là ai".
 
5. Đừng tin mọi thứ bạn đọc
 
Trong giai đoạn chuẩn bị phỏng vấn, Berens cho biết ông đã đọc rất nhiều các hồ sơ, tiểu sử nhân vật mà phần lớn thông tin ghi trong đó đều từ mức phóng đại đến bịa đặt hoàn toàn. Đó là lý do tại sao Berens luôn xác minh mọi thông tin có thể, bao gồm cả việc kiểm tra bằng cấp. 
 
"Thứ mà tôi thực sự xem xét cẩn thận chính là những thông tin thể hiện sự tuyệt đối. Ví dụ: Tôi là người tuyệt vời nhất, tôi giỏi nhất, tôi là số 1,... Bất cứ ai nói những câu như vậy đều khiến tôi phải kiểm tra lại kỹ càng", ông nói.
 
Chia sẻ về vấn đề này, Thompson cho biết cô không tin bất cứ điều gì là thật cho đến khi chính cô tìm ra bằng chứng chứng minh được điều đó. Đó là lý do tại sao cô luôn xác nhận mọi thứ, từ chuyên ngành đại học của nhân vật cho đến kỷ niệm thời học sinh của từng người.
 
"Thậm chí, nếu bạn đã tìm được một ứng viên thực sự ưng ý thì cũng cần thử thách họ một cách công bằng như với những người khác", Thompson cho biết.
 
6. Ghi chú đúng lúc
 
Nếu bạn chỉ nhìn chằm chằm vào cuốn sổ hay viết nghuệch ngoạc trong lúc phỏng vấn thì nhiều khả năng bạn sẽ bỏ lỡ những chi tiết trực quan quan trọng và khiến không khí thêm căng thẳng, theo Houston.
 
 
Ông khuyên mọi người nên cố gắng ghi chép càng ít càng tốt và nói những câu đại loại như: "Tôi muốn lưu lại điều này" trước khi đặt bút viết.
 
Và sau khi buổi phỏng vấn kết thúc, bạn cần ngay lập tức ghi lại ấn tượng về nhân vật hay bất cứ thông tin quan trọng nào khác. Sau một ngày, Houston đề nghị bạn nên đọc lại những ghi chú đó. 
 
"Rất nhiều người ghi chép nhưng không bao giờ đọc lại chúng trong khi đây lại là điều quan trọng cần làm", ông nói.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong