banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 30/12/2016, 03:40 PM
Chủ đề này đã có 439 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Xuất khẩu lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa đạt kế hoạch đề ra
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Từ đầu năm đến nay, tại các tỉnh, thành ĐBSCL, số lượng lao động xuất khẩu giảm liên tục. Những thông tin không hay về môi trường làm việc ở một số nước đã gây không ít hoang mang cho người lao động… Thực tế này đang đặt ra cho các địa phương và ngành chức năng sớm tìm giải pháp để không bị mất thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ)…
Chúng tôi chia sẻ những kiến thức mới nhất về công nghệ thông tin, tham khảo ngay  http://tailieucntt.com/
 
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Kiên Giang, trong gần 6 tháng đầu năm 2007, tỉnh này mới đưa khoảng 70 lao động sang làm việc tại nước ngoài (chủ yếu là Malaysia) - một con số rất thấp so với kế hoạch xuất khẩu 1.500 lao động trong năm. Ở An Giang, cũng trong khoảng thời gian này, các đơn vị tham gia XKLĐ của tỉnh chỉ đưa được 38 người đi làm việc ở nước ngoài (Đài Loan 15 người, Malaysia 13 người, Nhật Bản 10 người), tương đương 1,5% kế hoạch năm và bằng 14% so cùng kỳ năm trước. Theo các đơn vị tham gia XKLĐ tại An Giang, các thị trường XKLĐ truyền thống như Malaysia, Đài Loan không còn thu hút được sự quan tâm của nhiều lao động. Thay vào đó, các thị trường tiềm năng và có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc đang được chú ý. Tuy nhiên, muốn sang làm việc tại các nước này, đòi hỏi người lao động phải có tay nghề chuyên môn, trình độ ngoại ngữ... trong khi hiện nay phần lớn lao động tại An Giang rất khó đáp ứng điều kiện này. Bà Hồ Thị Kim Duyên, Trưởng phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tri Tôn, cho biết: “Từ đầu năm đến nay, toàn huyện chỉ đưa được 2 lao động đi làm việc tại nước ngoài, trong khi kế hoạch năm nay xuất khẩu 100 – 150 lao động. 
Nguyên nhân chủ yếu do trình độ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của đối tác. Ngoài ra, việc nhiều lao động về nước trước thời hạn cũng tác động không nhỏ đến những lao động đang học nghề hoặc có ý định đi lao động tại nước ngoài”. Cũng như nhiều tỉnh trong khu vực ĐBSCL, tình hình XKLĐ của tỉnh Trà Vinh trong những tháng đầu năm nay rơi vào cảnh “eo sèo”. 6 tháng đầu năm 2006, tỉnh này có 352 người tham gia XKLĐ, nhưng năm nay đến nửa đầu tháng 6 chỉ mới 32 người, giảm hơn 90% so với cùng kỳ năm 2006. Ông Dương Quang Ngọc, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh (phụ trách công tác XKLĐ), cho biết: “Những thông tin không hay về đời sống lao động Việt Nam tại nước ngoài đã làm cho nhiều người lo ngại, dè dặt, không dám đi XKLĐ. Công tác giải quyết việc làm cho người dân địa phương thông qua con đường XKLĐ đang gặp nhiều khó khăn”. Đến thời điểm này, số người tham gia XKLĐ ở Cà Mau cực kỳ thấp. 
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau, trong 5 tháng đầu năm 2007, Cà Mau chỉ xuất khẩu được 1 lao động; đến giữa tháng 6-2007, có thêm 3 người. Tổng cộng trong gần 6 tháng đầu năm nay, Cà Mau chỉ có 4 người đi XKLĐ, so với con số 700 lao động xuất khẩu cùng thời gian này của năm 2005 quả là chênh lệch quá lớn. Ông Ngô Đức Mây, Chánh văn phòng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cà Mau, nhận định: “So với cùng kỳ những năm trước, không riêng công tác XKLĐ mà tính chung về số lượng lao động được đào tạo nghề và giải quyết việc làm của tỉnh đều đạt thấp. Sở dĩ có tình trạng này là do công tác xúc tiến lao động việc làm của tỉnh chưa tương xứng với nhu cầu xã hội”. ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP? Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng số lượng lao động xuất khẩu giảm mạnh so với năm trước và đang đứng ở mức cực kỳ thấp. Điều dễ nhận thấy là trong thời gian qua đã có những thông tin không hay về môi trường làm việc tại nước ngoài, gây tâm lý lo ngại cho những ai có dự tính đi XKLĐ. 
Từ đó, người lao động đã làm phép tính so sánh thu nhập, chi phí sinh hoạt... giữa hai môi trường làm việc trong và ngoài nước... Đây là thực trạng chung cần quan tâm trong công tác XKLĐ ở nhiều địa phương. Ông Nguyễn Hữu Hùng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang, cho rằng: “Lẽ ra, khi gặp một sự cố về XKLĐ ở một tỉnh nào đó thì địa phương phải nắm rõ sự vụ và giải thích cho dân hiểu để họ không hoang mang. Nhưng thời gian qua, kênh thông tin này rất yếu...”.
 Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh Kiên Giang vẫn còn rất thấp, chỉ khoảng 14-15%. Số này chủ yếu tập trung lao động trong nước, hiếm khi tham gia XKLĐ. Bà Trần Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết: “Kiên Giang cần hướng đến XKLĐ đã qua đào tạo, đi đến một số thị trường khó tính như Nhật, Hàn Quốc hoặc Canada, Úc, Mỹ...
 
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong