banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 06/01/2017, 10:37 PM
Chủ đề này đã có 781 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên mới
Tham gia: 04:10, 04/09/2013
Bài gửi: 34
Được cảm ơn: 1 lần
Phỏng vấn thất bại, bạn nên làm gì?
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 bao dat viet - Cũng giống như đi phỏng vấn xin việc vậy, nếu thành công thì đồng nghĩa với việc bạn có thể thỏa sức vẽ nên tương lai của mình. Còn nếu thất bại, không được nhận việc thì cảm giác chán nản, tuyệt vọng là điều không thể tránh khỏi.

Sau đây, CareerLink sẽ chia sẻ một vài gợi ý để giúp bạn có thể bình tâm lại sau khi thất bại trong cuộc phỏng vấn xin việc.

Cho phép bản thân được “buồn”

Thông thường, bạn sẽ nhận được những lời khuyên từ bạn bè, người thân rằng “hãy vui lên, cười lên, không sao đâu” khi phỏng vấn thất bại. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện được tinh thần nhưng trước tiên đừng ép bản thân mình quá, hãy cứ khóc nếu bạn cảm thấy “sốc”, cứ buồn nếu cảm thấy không chịu đựng được, mặc dù hơi tiêu cực nhưng điều này là cần thiết. Nhưng phải nhớ, chỉ nên buồn trong chốc lát, trong vài giờ và thời gian còn lại bạn hãy nên trở về là chính bạn trước đây, bắt đầu lại từ đầu.

Tự vấn lại bản thân

Hãy tự vắt tay lên trán suy nghĩ lại chính bản thân mình, chỉ ra đâu là điểm mấu chốt khiến bạn không thể nhận được cái gật đầu từ nhà tuyển dụng. Lấy lại tinh thần sau sự thất vọng bằng cách gặp gỡ bạn bè, người quen để nhận được lời khuyên hoặc có thể mua sắm, đi du lịch ngắn ngày, điều này sẽ khiến bạn quên đi sự buồn chán.

Rút kinh nghiệm cho những lần phỏng vấn kế tiếp là điều cần thiết nhất vào lúc này và bắt đầu hành trình “vá lỗ hổng” cũng như các kĩ năng của bạn chưa đáp ứng được nhu cầu của công ty, từ đó hoàn thiện bản thân hơn trong tương lai.

Phỏng vấn thất bại, bạn nên làm gì? - Ảnh 2.

 

Nhờ sự tư vấn của nhà tuyển dụng

Nếu bạn vẫn cảm thấy hụt hẫng hoặc chưa hài lòng về buổi phỏng vấn vừa rồi, bạn muốn biết những điểm yếu cũng như điểm mạnh của mình thì có thể mạnh dạn soạn một email trình bày những nguyện vọng, đề xuất và chú ý sử dụng câu từ chuẩn mực để nhờ nhà tuyển dụng chỉ ra những thiếu sót cho bạn. Từ đó mà bạn có thể cải thiện trong lần phỏng vấn tiếp theo, vì đôi khi ý kiến nhận xét từ họ mang ý nghĩa khách quan và chính xác hơn rất nhiều so với đánh giá chủ quan của bản thân.

Tùy vào khả năng giao tiếp khéo léo mà đôi khi bạn gây thiện cảm với nhà tuyển dụng, thậm chí có nhiều trường hợp họ sẽ giới thiệu với bạn 1 chỗ làm khác phù hợp hơn với bạn vào lúc này thông qua mối quan hệ mà họ biết.

Tự tìm cơ hội mới

Sau những lần thất bại, điều đầu tiên bạn cần làm là phải biết đứng dậy từ chính nơi đã vấp ngã. Củng cố tinh thần và lên kế hoạch để lựa chọn ứng tuyển vào công ty phù hợp với sở trường hơn và phát huy tối đa điểm mạnh của bạn.

Đọc kĩ những yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng trước khi quyết định nộp hồ sơ, tránh vị trí vượt quá khả năng mà từ đó chọn được cho mình công ty thực sự phù hợp với năng lực bản thân.

Bất kì ai cũng có thể tự tạo riêng cho mình những cơ hội, có quyền được quyết định tương lai của bản thân mình. “Thất bại là mẹ thành công”, chỉ sau khi thất bại, vấp ngã mới giúp chúng ta trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Phỏng vấn không thành công chẳng đáng sợ, điều đáng sợ hơn cả là bạn chưa một lần nếm mùi thất bại.
Nguồn: bao dan tri


Tin tức tổng hợp sực kiện nóng nhất 24h qua | vé máy bay giá rẻ Tiger Airways
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong