banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 08/03/2017, 04:46 PM
Chủ đề này đã có 458 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Đi làm chứ không phải đi chơi
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Rất nhiều người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài thường có tâm lý sẽ có nhiều tiền, công việc tốt và thoải mái hơn trong nước song thực tế không phải vậy
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) được xem là một trong những cơ hội tốt để giải quyết việc làm; đồng thời nâng cao trình độ, năng lực cho người lao động (NLĐ) Việt Nam. Tuy nhiên, trao đổi tại hội thảo về những kỹ năng cần biết khi làm việc tại Khối Cộng đồng kinh tế ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc do Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP HCM tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia cho rằng NLĐ Việt Nam cần tự trang bị thêm nhiều kỹ năng và thái độ đúng đắn khi đi XKLĐ.
 
Làm việc có kế hoạch phù hợp sẽ giúp bạn tăng năng suất, đảm bảo tiến độ và giúp bạn thành công trong công việc, click ngay  http://youngstyle.vn/loi-song/ky-nang-song-loi-song/6-bi-quyet-len-ke-hoach-lam-viec-hieu-qua/
 
Phải chịu được áp lực
 
Theo các chuyên gia, rất nhiều NLĐ khi bắt đầu đi làm việc ở nước ngoài có tâm lý là “đi nước ngoài sẽ có nhiều tiền, công việc tốt và thoải mái hơn trong nước”. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn trái ngược. Khi đi làm việc tại nước ngoài, NLĐ đứng trước nhiều khó khăn và áp lực. Việc thiếu chuẩn bị tâm lý để giải quyết các khó khăn này sẽ tác động không nhỏ đến năng suất làm việc, khả năng thích nghi và thăng tiến của NLĐ.
 
“Tại hầu hết các nước, điển hình như Singapore, áp lực lao động rất lớn và nhịp làm việc rất nhanh, đòi hỏi NLĐ phải hết sức nỗ lực vượt qua để thích nghi. Thời gian chừng 3 tháng đầu là rất khó khăn, khi vượt qua được thì mới ổn. Kế đến là căng thẳng khi phải xa nhà, người thân; xa các điều kiện sống quen thuộc để đến một đất nước lạ; rồi phải làm việc, sinh sống, hòa nhập cùng những NLĐ đến từ nhiều quốc gia khác… Tất cả những điều đó sẽ gây khó khăn đáng kể đối với NLĐ” - bà Ngô Thị Kim Quyên, Giám đốc Công ty OECC, cho biết.
 
 
Ông Trần Anh Tuấn: “Trình độ ngoại ngữ của nhiều người lao động đi làm việc ở nước ngoài chỉ ở mức mình nói, mình hiểu”
 
Sự khác biệt về văn hóa, pháp luật của nước mà NLĐ đến làm việc cũng không thể xem nhẹ. Ở nhiều nước, kỷ luật lao động và tinh thần tôn trọng luật pháp rất cao, trong khi nhiều NLĐ Việt Nam chủ quan, không có sự chuẩn bị nên rất dễ gặp phải những rắc rối, sai sót không mong muốn.
 
Theo ông Osamu Miki, đại diện Công ty XKLĐ IDC, một điều cần lưu ý là pháp luật Việt Nam và nhiều nước, như Nhật Bản, rất khác nhau. Để lao động hiệu quả, NLĐ cần hết sức tập trung nghiên cứu các quy định, văn hóa của nước mà mình đến làm việc.
 
Kỹ năng và ngoại ngữ quyết định
 
Cũng như hầu hết NLĐ trong nước, NLĐ ngoài nước cũng đang gặp phải vấn đề về các kỹ năng cần thiết khi hội nhập và làm việc.
 
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, các kỹ năng đóng vai trò rất quan trọng trong chất lượng làm việc khi hội nhập và làm việc tại nước ngoài. Trong khi đó, kiến thức chỉ đóng góp khoảng 25% nhu cầu của công việc. Vốn kiến thức của NLĐ cũng phải là những gì có thể ứng dụng được chứ không phải kiến thức chung chung.
 
“Bên cạnh kiến thức là các kỹ năng như làm việc nhóm, giao tiếp, tinh thần kỷ luật, tôn trọng các quy định. Ở đây, tôi phải nhấn mạnh rằng lắng nghe cũng là một phần rất quan trọng của giao tiếp. Chúng ta có thói quen khi người ta nói thì không chịu nghe, đến khi mình nói thì lại nói cái mình có mà người ta không cần nghe. Đây là một thói quen không tốt khi hội nhập làm việc” - ông Tuấn nhấn mạnh.
 
Mặt khác, để có thể giao tiếp tốt, NLĐ cần biết ngoại ngữ. Theo nhiều đại biểu, các bằng cấp chỉ có ý nghĩa khi du học, còn khi làm việc thì ngoại ngữ chỉ cần bảo đảm yêu cầu giao tiếp được, hiểu và chuyển tải được trôi chảy thông tin là tốt. Dù tiếng Anh là cơ bản nhưng nếu NLĐ nói được ngôn ngữ tại nước mình làm việc thì họ sẽ được nhiều thuận lợi hơn. Việc này chỉ cần học tập khoảng 6 tháng là tạm ổn nhưng thực tế, nhiều người không làm được. Trong khi đó, ngay cả tiếng Anh - ngoại ngữ phổ biến hiện nay - nhiều NLĐ chỉ đạt trình độ “mình nói, mình hiểu”, thế thì làm sao mà giao tiếp?
 
Đồng ý với quan điểm này, ông Osamu Miki cho rằng việc biết ngôn ngữ bản địa sẽ giúp NLĐ dễ dàng hòa nhập; nhanh chóng tìm hiểu được văn hóa, lối sống địa phương nơi mình đến làm việc. Từ đó, NLĐ sẽ thích nghi và giảm bớt cảm giác buồn phiền vì xa quê, nhớ nhà.
 
Phải biết lắng nghe
 
Ông Osamu Miki đúc kết: “Khi ra nước ngoài, NLĐ cũng phải hiểu được cách làm việc của người tại chỗ, trong đó lắng nghe là một kỹ năng rất quan trọng. Phải hiểu người ta cần cái gì, mình đáp ứng được gì, thực hiện gì thì mới bảo đảm nhanh nâng cao tay nghề, chất lượng công việc. Ngay cả trong khâu tuyển dụng và phỏng vấn ban đầu, biết cách lắng nghe sẽ giúp các bạn có nhiều ưu điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Chẳng hạn, ở Nhật Bản, người ta cần người thể hiện sự cống hiến với công ty, khả năng không ngừng tìm tòi, học hỏi để nâng cao tay nghề. Tay nghề vững thì thu nhập cũng sẽ tăng theo tương ứng”.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong