banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 09/03/2017, 10:36 AM
Chủ đề này đã có 455 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Lãng phí nguồn nhân lực “hậu xuất khẩu”
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Có tay nghề vững, được rèn luyện tác phong công nghiệp và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, nhưng không ít người sau khi đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) về nước vẫn đối diện với khó khăn do không tìm được việc làm phù hợp.
 
Chăm sóc khách hàng hiệu quả, sẽ làm khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ của bạn nhiều lần nữa, xem thêm  http://www.trangnhat.net/xem-tin-tuc/bi-quyet-giup-cham-soc-khach-hang-hieu-qua.html?ios=desktop
 
Cung – cầu chưa gặp
 
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc hợp pháp tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau, chủ yếu là cơ khí, chế tạo, xây dựng, giúp việc gia đình… Trong con số trên, hàng năm số lao động hết hạn hợp đồng trở về nước làm việc là rất lớn. Với kinh nghiệm tích lũy được, khi trở về, họ là nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ thị trường trong nước. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân, nhiều lao động vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp.
 
Chị Nguyễn Thị Thu Phương (Việt Trì, Phú Thọ) về nước năm 2014 sau một thời gian đi XKLĐ tại Nhật Bản trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử. Với vốn ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc nhất định, chị Phương mong đợi sau khi về nước sẽ kiếm được một công việc ổn định, lương cao tại các doanh nghiệp Việt hay liên doanh. Thế nhưng, sau gần một năm đi xin việc và thử nhiều vị trí khác nhau, chị Phương vẫn chưa thể tìm được một công việc ưng ý. “Muốn làm ở vị trí tốt như quản lý hay phiên dịch thì kinh nghiệm chưa đủ mà phải đòi hỏi đến bằng cấp. Còn vị trí công nhân mức lương thấp mà công nghệ của doanh nghiệp không cao nên không áp dụng được những kỹ năng tôi đã học được”, chi Phương chia sẻ.
 
Cũng như chị Phương, sau gần 10 năm làm nghề giúp việc gia đình tại Đài Loan, cuối năm 2015 chị Nguyễn Thu Cầm (Thanh Oai, Hà Nội) quyết định về nước. Với vốn ngoại ngữ lưu loát, sức khỏe tốt, tác phong nhanh nhẹn, chị tự tin mang hồ sơ đi tìm việc ở một số nơi, song cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu hoặc chị tự nhận thấy không phù hợp. “Trong nước không có những nơi sử dụng dịch vụ giúp việc chuyên nghiệp như ở nước ngoài nên kinh nghiệm làm việc lâu năm của tôi gần như không có nơi áp dụng. Hơn nữa nếu xin việc tại các doanh nghiệp thì chỉ làm công nhân sản xuất. Tôi cũng đã thử một thời gian tại một xưởng may nhưng một thời gian tôi đành nghỉ vì có phần "trái tay" về trình độ kỹ thuật nên lương quá thấp mà lại bí bách thời gian. Thực sự, tôi có chút hối hận vì quyết định của mình. Nếu ở lại Đài Loan, bây giờ vừa có công việc làm vừa tạo khoản thu nhập tương đối lớn, giờ về Việt Nam xin việc khó mà lương lại thấp”.
 
Theo tâm lý chung của nhiều lao động, khi quyết định đi XKLĐ, ngoài mong muốn kiếm công việc thu nhập cao, tích lũy vốn cho tương lai, còn có hy vọng với những kiến thức, kinh nghiệm làm việc có được tại môi trường tiên tiến sẽ giúp dễ dàng tìm được việc làm ổn định sau khi về nước. Tuy nhiên khảo sát của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) lại cho thấy, hơn 80% người đi XKLĐ về nước có việc làm ngay nhưng chỉ 10% tìm được việc phù hợp liên quan đến chuyên môn đã làm ở nước ngoài. Nguyên nhân do phần lớn doanh nghiệp tuyển lao động phổ thông, còn các vị trí như: Quản lý, phiên dịch... nhu cầu tuyển dụng ít lại yêu cầu lao động phải qua đào tạo, giới hạn độ tuổi. Cung và cầu chưa gặp nhau khiến người lao động khó tìm được công việc phù hợp với năng lực hiện có.
 
 
Tăng cường kết nối
 
Theo khảo sát của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, các tỉnh thành đều không nắm được số liệu lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước, cũng không có sự tư vấn, hỗ trợ để họ có thể tìm được việc làm ổn định. Những người lao động này đều phải tự tìm việc làm hoặc tự tổ chức đầu tư, sản xuất kinh doanh, hoặc thất nghiệp.
 
Bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết: “Hiện nay, chúng ta mới chỉ quan tâm đưa người đi XKLĐ chứ chưa quy định trách nhiệm cụ thể trong việc tổng hợp, đánh giá nguồn lực lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về theo địa bàn, ngành nghề, trình độ, tuổi tác, giới tính, nguyện vọng… Bên cạnh đó việc thực thi các quy định hỗ trợ tạo việc làm cho lao động XK sau khi về nước còn thiếu những hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp XKLĐ và hệ thống hỗ trợ việc làm”.
 
Thực tế có nhiều doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu lớn đối với nguồn lao động này nhưng lại thiếu “mối” kết nối doanh nghiệp với người lao động. Khắc phục sự lãng phí này, bà Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng, ngay khi có kế hoạch đưa người đi làm việc ở nước ngoài thì ngành chức năng, doanh nghiệp XK và các địa phương cần phối hợp thiết lập hệ thống dữ liệu quản lý thông tin về trình độ, nghề nghiệp, thị trường lao động; xây dựng phương án cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cho các doanh nghiệp khi người lao động hết hạn hợp đồng về nước. Cùng với đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm cần tiếp tục đổi mới hoạt động các phiên giao dịch nhằm kết nối cung - cầu lao động với doanh nghiệp tích cực, hiệu quả hơn.
 
Bên cạnh đó, bản thân người lao động trong quá trình làm việc tại nước ngoài phải có ý thức học hỏi, tích lũy thêm về ngoại ngữ, kỹ năng để có thể hòa nhập nhanh chóng với thị trường lao động sau khi trở về quê hương. Với những lợi thế về vốn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, mỗi lao động nên linh hoạt, chủ động trong tiếp cận thông tin để phát huy thế mạnh, tạo dựng nghề nghiệp ổn định. Những việc làm này là vô cùng cần thiết vừa tận dụng được nguồn lao động giàu kinh nghiệm, vừa góp phần giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài đang nhức nhối hiện nay.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong