banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 15/03/2017, 03:54 PM
Chủ đề này đã có 433 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Làm thế nào để khiến sếp nể phục nhân viên-p1
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Lãnh đạo luôn khiến nhân viên nể phục nhờ khả năng của họ, nhưng đôi khi người làm sếp cũng phải nể nhân viên để họ phát huy hết khả năng của mình.
 
Chúng ta ai cũng muốn có giá trị hoặc đơn giản là được người khác công nhận giá trị bản thân. Điều này đặc biệt đúng ở chốn công sở. Thế nhưng, để có được giá trị, sự nể phục đó bạn phải nỗ lực để có được nó. Cho dù mới vào công ty hay đã làm việc với sếp cả chục năm rồi, đâu là thứ khiến sếp tôn trọng những gì bạn làm? Bạn sử dụng cách nào để xây dựng lòng tin?
 
Một thống kê từ đại học Harvard cho thấy thứ mà nhân viên muốn nhất ở sếp chính là sự nể phục. Nếu không có cảm giác được nể phục, chẳng ai muốn cống hiến hết mình cho công việc cả.
 
 
Quản lý tài chính giúp các bạn trẻ tạo ổ định cho cuộc sống sau này http://suckhoedoisong.vn/quan-ly-tai-chinh-khi-ban-con-tre-nhu-the-nao-n126121.html
 
Thêm vào đó, sự nể phục từ sếp cũng có nhiều cấp độ, từ một người đáng chú ý, tới một nhân viên xứng đáng nhận công việc khó... cao cấp nhất vẫn là một nhân viên đủ tin cậy để sếp có thể đầu tư, con át chủ bài hay cánh tay phải đắc lực mà những người lãnh đạo luôn cần. Muốn có được sự nể phục từ sếp là một chuyện, lấy được nó hay không lại là vấn đề hoàn toàn khác.
 
Vậy, làm thế nào để được sếp nể? Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng nó với chính mình.
 
Thể hiện rõ trách nhiệm bản thân
 
Tất nhiên, bước đầu để được sếp nể, bạn phải làm tốt công việc của mình và biết mình đang làm gì trong tập thể. Nếu mới đi làm cho một công ty, hãy cứ hỏi sếp những gì mình cần và cố gắng học tập thật nhanh kiến thức mới để họ nhìn thấy năng lực của bạn.
 
Học tập nhanh là yếu tố được những người làm lãnh đạo rất ưa chuộng. Kể cả khi bạn đã làm việc trong một công ty lâu năm, đôi khi thể hiện lại tính cách này cũng là điều có lợi. Các công ty thay đổi từng ngày, kiến thức mới luôn xuất hiện, nếu bắt kịp nó không những sếp bạn thấy nể mà cả những đồng nghiệp khác cũng phải phục bạn sát đất.
 
Thích nghi
 
Cũng giống như làm bạn, chơi thân với ai đó, để được sếp nể phục bạn phải tạo được mối quan hệ, kết nối với sếp. Hãy hỏi người đó xem họ thích liên lạc, làm việc thông qua phương tiện nào? Cho dù nó là email, tin nhắn, điện thoại hay thư tay... hãy thích nghi với nó và liên lạc thường xuyên với sếp. Tất nhiên nội dung liên quan tới công việc rồi.
 
Làm cho sếp hiểu góc nhìn, cách thức làm việc cũng như tính cách của bạn sẽ giúp họ xác định tốt hơn bạn là nhân viên tốt hay không tốt. Cộng thêm với những thứ bạn đã làm được, nó chắc chắn sẽ là một bước tiếp theo trong chặng đường khiến sếp nể bạn.
 
Quan sát và đồng cảm
 
Bạn phải hiểu những gì sếp quan tâm nhất trong công việc. Hãy xem cách họ ưu tiên các vấn đề, giả sử họ có sở thích gặp khách hàng trước khi làm giấy tờ hay gì đó tùy thuộc vào công việc bạn đang làm... đó chính là những gì bạn nên thực hiện theo. Đây không phải là sao chép, nịnh nọt hay gì cả, nó là một cách thức đồng cảm bạn nên thực hiện để sếp thấy được bản thân họ trong bạn.
 
Nhiệm vụ của bạn không phải là đóng vai sếp, cố trở thành sếp mà bạn cần hiểu những gì người đó đang làm, đang trải qua, đồng cảm với họ.
 

 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong