Nhà lãnh đạo có nên nói “Cửa phòng tôi luôn mở”-p2
3. Bạn biết gì về “trò chơi chính trị” tại công ty?
Hành xử theo kiểu “chính trị gia” là một phần vốn có trong bất kỳ tổ chức/công ty nào. Một trong những nhà lãnh đạo tham gia cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho biết về "sự bất lợi" khi giữ vai trò là người có tầm ảnh hưởng: “Khi họ biết bạn là CEO, họ sẽ nói những điều mà bạn muốn được nghe. Điều này đôi khi rất khó chịu”.
Cho phép người khác lên tiếng đồng nghĩa với việc khi một nhân viên nêu vấn đề của họ, bạn phải hiểu rõ tại sao họ lại nói tới vấn đề đó (hoặc tại sao họ lại giữ yên lặng) và đưa ra tín hiệu rằng họ có nên tiếp tục vấn đề hay không. Bạn cũng nên xem xét có nên mở rộng phạm vi những người được phép lên tiếng hay không, nhất là những người ít quan tâm đến “trò chơi chính trị” này.
4. Bạn biết gì về nguyên tắc bất thành văn trong giao tiếp?
Khi gặp người khác, chúng ta có xu hướng “dán nhãn” cho họ, một cách có ý thức hoặc vô thức. Ví dụ, chúng ta “đánh dấu” một người là “CEO”, “nhà tư vấn”, “phụ nữ”, “người trẻ”, “người mới”, “người bán hàng”... Những “nhãn” này mang ý nghĩa khác nhau với những người khác nhau khi đặt trong các bối cảnh khác nhau, nhưng chắc chắn chúng sẽ chi phối các quy tắc bất thành văn về việc ai có thể nói và ai sẽ là người nghe.
Thấy được lợi thế hoặc tình trạng kém lợi thế bất thành văn này không dễ dàng, đặc biệt là khi bạn ở vị trí lãnh đạo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không nên cố gắng để nhận biết tốt hơn và giảm nhẹ tầm ảnh hưởng của tâm lý “dán nhãn” này.
5. Cụ thể bạn cần làm gì, nói gì để khuyến khích mọi người nói lên suy nghĩ?
Bạn có thể áp dụng nhiều cách, chẳng hạn như làm giảm sự khác biệt với mọi người bằng cách ăn mặc giản dị hơn, hoặc giới thiệu công khai một quy định chung để nhân viên có thể lên tiếng với bạn khi quy định bị vi phạm…
Những chiến thuật này chỉ có thể được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc của sự tự nhận thức, thông qua việc trả lời 4 câu hỏi trên.
|