banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 28/03/2017, 04:04 PM
Chủ đề này đã có 460 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Tin vui cho kỳ vọng xuất khẩu thạc sĩ, tiến sĩ Việt
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Xuất khẩu lao động có trình độ kỹ thuật là hướng đi mới, giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đang thất nghiệp hoặc có việc làm không ổn định''
Ngày 8/2, ông Tống Hải Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, đơn vị này đang gấp rút xây dựng đề án ''Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025'' sang làm việc tại Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc, Slovakia, Cộng hòa Czech, Israel...
 
Hàng đống công việc khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi, nhiều lúc muốn buông xuôi, hãy đọc bài viết này để giảm căng thẳng ngay  http://tiin.vn/chuyen-muc/sanh/danh-bay-stress-trong-30-giay.html
 
Theo ông Nam, mặc dù Việt Nam hiện nay có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp nhưng chưa có con số thống kê chính thức nào cho thấy những cử nhân này thuộc ngành nào.
 
Ngoài ra, đa số cử nhân của Việt Nam cũng có hạn chế về ngôn ngữ, kỹ năng. Do đó, nếu muốn xuất khẩu lao động với nhóm này thì cần thực hiện đào tạo tăng cường về ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Chỉ khi có dữ liệu thì đơn vị mới tính toán lập đề án được.
 
''Qua tìm hiểu, một số thị trường như Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc, Slovakia, Cộng hòa Czech, Israel… đang cần tuyển lao động trình độ kỹ thuật cao. Các thị trường đó chỉ cần lao động ở một số chuyên ngành như: Điều dưỡng, kỹ thuật, cơ khí, xây dựng… không có nhu cầu lao động ở các chuyên ngành nghiên cứu, xã hội'', ông Nam cho biết thêm.
 
Đây được coi là một phương án khả thi bởi theo ông Doãn Mậu Diệp – Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, thời gian qua Việt Nam chủ yếu xuất khẩu lao động có trình độ tay nghề thấp.
 
Vài năm gần đây, Bộ bắt đầu đưa những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nhóm ngành điều dưỡng viên, hộ lý đi làm việc ở Đức, Nhật Bản và lao động kỹ thuật có bằng cấp chuyên môn sang Hàn Quốc theo chương trình Visa E7. Tuy nhiên, số lượng lao động đi theo những chương trình này còn rất hạn chế.
 
''Chúng ta đang có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp. Do đó, xuất khẩu lao động có trình độ kỹ thuật là hướng đi mới giải quyết việc làm cho số sinh viên tốt nghiệp đang thất nghiệp hoặc có việc làm không ổn định'', ông Diệp nói.
 
Không chỉ riêng cử nhân mới cần phải ''xuất khẩu'', trước đó hồi tháng 11/2014, Phó Tổng thư ký liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Phạm Bích San từng đề cập đến việc "xuất khẩu" một lượng lớn số giáo sư, tiến sĩ Việt Nam ra nước ngoài học tập và làm việc.
 
Về việc này, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) cho rằng, hiện Việt Nam đã có đưa nhiều nông dân sang các nước vừa để hỗ trợ nông dân nước bạn kỹ thuật trồng lúa vừa nâng cao thu nhập cho bản thân.
 
Tương tự, cũng có nhiều nhà khoa học ra nước ngoài làm việc và mang lại danh tiếng cho Việt Nam. Đặc biệt, đội ngũ giáo sư, tiến sĩ (GS, TS) Việt Nam đang thừa một cách tương đối, có một tỷ lệ lớn được đào tạo không chuẩn, thiên về lý thuyết, chất lượng dưới mức trung bình so với quốc tế.
 
Bởi vậy, theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam: "Ở Việt Nam cứ nói rất hay, rồng bay phượng múa về chính sách sử dụng nguồn nhân lực nhưng làm lại rất dở vì nó không hề cụ thể, cứ nói nguyên tắc, nguyên lý thế thôi. Nếu xuất khẩu được GS, TS thì cứ xuất, ai có khả năng chuyên môn mà nước ngoài sử dụng được thì nên tạo điều kiện cho họ đi.
 
Đi làm cũng là đi học, để họ ra nước ngoài là giúp họ phát huy năng lực, tạo ra thu nhập tốt hơn, từ đó có tác động trở lại đối với các cơ quan quản lý trong nước, để cơ quan quản lý thấy rằng họ cầm vàng trong tay mà không biết là vàng, từ đó phải thay đổi chính sách".
 
Đồng quan điểm với ông Nam, PGS. TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính Học viện Hành chính quốc gia cũng cho rằng, di chuyển nhân lực là một xu thế tất yếu trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
 
"Ngay trong khối EU đã có quy định rằng, mỗi cán bộ công chức làm việc trong các bộ máy nhà nước phải luân phiên có một nhiệm kỳ làm việc trong tổ chức quốc tế. Bởi thế, để các GS, TS Việt Nam tham gia vào môi trường làm việc quốc tế là điều cần thiết, tất nhiên cách làm cụ thể thế nào cần phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng. Nó cũng là điều kiện để nâng cao trình độ cán bộ khoa học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới", ông nói.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong